Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Để biết thêm chi tiết, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết bên dưới.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân thường không gây nguy hiểm đến >sức khỏe của bé và thường được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi việc phát ban ở lòng bàn chân là dấu hiệu cho một số bệnh lý tiềm ẩn mà cha mẹ hoặc người chăm sóc cần lưu ý.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm siêu vi nhẹ và rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
Bệnh tay chân miệng cần được điều trị hợp lý và theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng. Bệnh có thể làm trẻ bị mất nước, lở loét miệng, cổ họng dẫn đến khó nuốt và nghẹt thở. Một số tình trạng nghiêm trọng, bệnh có thể biến chứng thành viêm não, viêm màng não gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Khi bị viêm da cơ địa ở chân, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân và lòng bàn chân có xu hướng bị khô, nổi mề đay mẩn ngứa, bong tróc da.
Nguyên nhân cơ bản gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng di truyền, dị ứng thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm, khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường,… có thể góp phần làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa ở trẻ em.
Bệnh tổ đỉa thường khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân, bàn tay, nách, bẹn. Các nốt mẩn ngứa thường xuất hiện thành cụm gây mất thẩm mỹ và khiến bé khó chịu, chán ăn, quấy khóc.
So với người lớn, bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường khó điều trị hơn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị và để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và thường phổ biến ở trẻ em từ 10 đến 15 tuổi. Các triệu chứng bệnh cơ bản bao gồm nổi mẩn đỏ bắt đầu từ chân tóc sau đó kéo dài đến lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Nếu khi ngờ trẻ bị bệnh sởi, đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hiện tại cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tiêm vắc-xin sởi để phòng ngừa bệnh cho trẻ. Ngoài ra, tăng cường bổ sung vitamin, rau quả tươi cũng là một cách hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em.
Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng máu thông qua kim tiêm, vết nứt ở da hoặc các thiết bị tạo nhịp tim khác. Bệnh thường phổ biến ở những trẻ bệnh tim bẩm sinh và đã trải qua các ca ghép tim, phẫu thuật thay van tim, sửa van tim,…
Các triệu chứng phổ biến của bệnh là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân hoặc xuất hiện các mảng mề đay mẩn ngứa màu đỏ lòng bàn tay, bàn chân. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh nguy hiểm và cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tử vong.
Kawasaki là tình trạng sốt cấp tính kèm phát ban trong các mạch máu thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân, lòng bàn tay kèm theo việc thay đổi màu da. Thông thường vùng da bị tổn thương thường bị phù nề nghiêm trọng kèm theo đau nhói ở lưng hoặc bàn tay.
Bệnh Kawasaki cần được tiếp nhận điều trị y tế kịp lúc để tránh các biến chứng bao gồm teo cơ và các ảnh hưởng đến xương khớp.
Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là tình trạng màng bao bọc của não bị vi trùng (điển hình là Streptococcus pneumoniae) tân công và khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và các vùng da khác của cơ thể.
Các biến chứng bệnh bao gồm mù lòa, điếc, động kinh, tê liệt tay chân hoặc mất khả năng nhận biết người thân quen dù đã điều trị khỏi bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ở chân tay, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp dưỡng ẩm cho da có thể hỗ trợ cắt giảm các triệu chứng.
Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc kháng Histamin không kê đơn để ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ ở lòng bàn chân.
Các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.
*Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở chân
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sau:
*Nguyên tắc 4 “không” gồm:
*Nguyên tắc 3 “nên” có gồm:
Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân kéo dài, không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, hãy đưa bé đến bệnh viện. Trao đổi với bác sĩ khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.
>>> Xem thêm: