Mẹ chắc chắn sẽ hối hận khi cho trẻ bú đêm vì nguyên nhân mà bác sĩ đưa ra này - chị em cần tìm hiểu ngay hôm nay.
Lý do thuyết phục mẹ nói không với việc cho con bú đêm
Chắc hẳn, mẹ đã được nghe rất nhiều lợi ích tuyệt vời từ việc cho bé bú đêm như sẽ kích thích sữa mẹ về dồi dào và chất lượng hơn; giúp bé ít khóc quấy lại ngủ ngon và còn tăng cường hấp thu >dinh dưỡng nhiều hơn so với khi con bú ban ngày. Tuy nhiên, những lợi ích này hoàn toàn không là gì so với một loạt tác hại vô cùng nguy hiểm mà bé có thể sẽ phải gánh chịu.
1. Đột tử vì ngạt
Cho bé bú đêm có thể cướp đi sinh mạng của bé, chuyện tưởng chừng hy hữu nhưng đã được chứng minh bằng những câu chuyện thương tâm có thật. Khi bú vào ban đêm, trẻ không hoàn toàn tỉnh táo và mẹ cũng vậy.
Có rất nhiều bé đang bú sữa lại rơi vào tình trạng ngủ gật. Nếu mẹ cũng mơ màng, nửa tỉnh nửa mê sẽ vô ý không kịp thời phát hiện. Khi ấy, lượng sữa đang bú dở có thể chảy vào khí quản của bé gây nên tình trạng ngạt thở. Nếu bé còn quá nhỏ và bú sữa mẹ trực tiếp, bầu vú của mẹ chèn ép đường thở cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử bất thường.
Ngay cả trong trường hợp bé bú khi hoàn toàn tỉnh táo và bú khỏe nhưng khi mẹ không đủ tỉnh táo kiểm tra tốc độ mút, nuốt và tình trạng tiết sữa thì trẻ vẫn có nguy cơ bị sặc sữa nếu sữa tiết quá nhiều mà không có sự điều chỉnh can thiệp. Sặc sữa đêm rất nguy hiểm vì phát hiện khi đã muộn và đa phần đều có cái kết rất thương tâm.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
Chắc hẳn ai cũng biết, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài việc tạo điều kiện cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục >sức khỏe, một giấc ngủ ngon và sâu giấc, liền mạch sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao đến mức tối đa. Nguyên nhân là vì trong các giai đoạn của giấc ngủ, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều nhất vào 23 giờ đến 1, 2 giờ sáng. Nếu bé thường xuyên thức để bú đêm thì giấc ngủ sẽ bị gián đoạn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và khiến bé bị chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi.
Lưu ý khi cho con bú
Mẹ có thể nằm, ngồi ở tư thế thoải mái nhất, dễ chịu nhất vì bữa bú có thể kéo dài dẫn đến tình trạng mỏi lưng, mỏi tay cho mẹ. Khi cho trẻ bú ngồi, mẹ cần ngồi thẳng lưng, bế trẻ sao cho mặt con đối diện với vú mẹ. Còn khi cho trẻ bú nằm mẹ đặt trẻ nằm song song, miệng ngang tầm vú mẹ.
Dù bú kiểu gì thì mẹ cần chú ý đầu và thân trẻ phải thẳng hàng để có hiệu quả tốt nhất. Khi chuẩn bị cho trẻ bú, mẹ dùng tay nâng bầu ngực sao cho đầu ti chạm vào miệng trẻ để kích thích phản xạ tìm vú của bé.
Lúc này khi trẻ há to miệng thì mẹ đưa đầu ti vào sao cho miệng bé ngậm cả quầng thâm quanh vú, lưỡi trẻ nằm dưới đầu ti. Mẹ nên bế bé sát mẹ, cằm con phải chạm vào vú mẹ, bụng trẻ nằm sát thân mẹ.Các mẹ nên chú ý luôn giữ đầu và thân trẻ thằng hàng để thuận lợi cho việc bú và nuốt. Việc trẻ chỉ ngậm đầu ti mà không ngậm cả quầng vú cản trở rất nhiều đến quá trình tiết sữa, khiến con thì không no, mẹ thì lại đau.
Nếu không điều chỉnh sớm có thể làm trẻ chán và cáu gắt khi bú mẹ. Khi cho trẻ bú các mẹ nên để trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển bên kia, điều này giúp trẻ bú hết được dòng sữa cuối nhiều dinh dưỡng và kích thích tiết sữa mới.