Ăn cùng bé – cùng lúc, cùng bàn và cùng món ăn là tinh thần chính của phương pháp ăn dặm để bé tự chỉ huy (BLW).
Phương pháp BLW là gì?
BLW là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (Baby Led), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể theo phương pháp này, trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn >dinh dưỡng chính trong năm đầu đời. BLW giúp bé tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Phương pháp này không mới, nó khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ.
Ăn cùng bé – cùng lúc, cùng bàn và cùng món ăn là tinh thần chính của phương pháp ăn dặm để bé tự chỉ huy (BLW). Bé của bạn sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần ăn dặm đầu tiên của mình. BLW sẽ giúp cho việc giới thiệu thức ăn dễ dàng hơn, thích thú hơn cho cả gia đình và khuyến khích bé tự tin cũng như vui vẻ trong bữa ăn và thưởng thức được thức ăn tốt và dinh dưỡng khi bé lớn hơn.
Mẹ 9x chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng >phương pháp BLW
Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc sinh năm 1993, quê ở Biên Hòa sau khi biết đến phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW), thấy hay nên. nên chị đã quyết định chọn để áp dụng cho bé Sunnie, con của chị.
Sau thời gian tập cho con ăn dặm bằng phương pháp BLW, chị Ngọc đã gặt hái được thành công. Dưới đây là một số kinh nghiệm chị rút ra từ quá trình này, các mẹ cùng tham khảo nhé:
1. Bé phải có các dấu hiệu ăn dặm như ngồi vững, cứng cổ, tay linh hoạt cầm nắm tốt, nhìn người lớn ăn chăm chú và tỏ ra thích ăn, khi thấy đồ ăn là muốn vơ lại phía mình… Các mẹ cần nhớ, có thể cho con ăn dặm hơi muộn 1 chút để đợi đủ dấu hiệu ăn dặm chứ tuyệt đối không nên cho con ăn dặm sớm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn rất non nớt của các con.
2. Dưới 1 tuổi sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và quan trọng nhất vì vậy giai đoạn này chỉ là giúp bé tập nhai, nuốt, cầm nắm, không nên ép con ăn và áp lực về cân nặng.
3. Ở độ tuổi này, đói bụng là bé chỉ nghĩ đến sữa và không hứng thú với đồ ăn. Vì thế mẹ nên cho con tập ăn dặm sau khi bú được khoảng từ 40 đến 60 phút.
4. Đặt thức ăn trong khay trước mặt bé hoặc để bé bốc thức ăn từ tay bạn, mẹ không nên đưa thức ăn vào tay con hoặc đút thức ăn vào miệng con đâu nhé! Nếu có thì mẹ chỉ hỗ trợ phần nào thôi để con quen với kĩ năng cầm, nắm và phạn xạ đưa thức ăn vào miệng để tập nhai nuốt.
5. Bắt đầu với những thức ăn dễ cầm lên và an toàn, nên hấp hoặc luộc rau củ quả, cắt thành thanh dài khoảng 6cm, dùng dao lượn sóng để giảm độ trơn của thức ăn, không nên hấp quá nhừ sẽ mất chất và thức ăn sẽ nát trước khi bé kịp đưa vào miệng theo dõi kỹ năng của bé để cắt phù hợp
6. Không làm con mất tập trung khi ăn bằng tivi, ipad… hoặc có nhiều mẹ làm trò khi con ăn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên nhìn con ăn một cách chăm chú quá. Tất cả những việc làm đó đều làm con mất tập trung khi ăn uống và gây tăng nguy cơ bị hóc rất cao. Mẹ hãy tập cho con thói quen tốt ngay từ những ngày đầu tiên.
7. Không nên nêm bất kỳ gia vị gì vào đồ ăn của bé (nếu thực sự cần thiết thì phải dùng gia vị dành riêng cho bé). Tuyệt đối mẹ không được để một mình với đồ ăn, phải quan sát bé thường xuyên.
8. Hãy bày nhiều món khác nhau để bé lựa chọn nhưng cũng đừng quá nhiều, mỗi bữa khoảng 3 món là ổn, dù bé không ăn được nhiều hoặc chỉ chơi với đồ ăn, hãy để bé thỏa sức khám phá.
9. Nên cho ăn thức ăn từng loại riêng trước khi trộn lẫn với thứ khác để bé cảm nhận mùi vị (ví dụ mẹ nên cho ăn súp lơ luộc trước khi cho ăn món súp lơ xào thịt bò)
10. Không nên khen con hay hứa hẹn khi con đang ăn hãy để con hiểu ăn là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ.
11. Khi con không muốn ăn có biểu hiện muốn ra khỏi ghế, mặt mũi nhăn nhó không thoải mái, cầm rồi thả thức ăn xuống chứ không cho vào miệng hoặc đẩy thức ăn xuống sàn… thì mẹ nên dừng lại bữa ăn. Mẹ phải đặt thời gian quy định cho mỗi bữa ăn của con. Bữa chính khoảng 40 phút, còn bữa phụ khoảng 30 phút.
12. Học cách sơ cứu khi bé bị hóc để biết cách xử lý kịp thời. Khi ăn tuyệt đối không được để đầu bé ngửa ra sau hoặc nằm để ăn.
13. Hãy bình tĩnh khi bé có phản xạ oẹ, đây là điều bình thường, từ những lần bị ọe đó, bé sẽ học cách không cắn miếng quá to hoặc cho quá nhiều đồ ăn vào miệng vào lần sau.
14. Trong vòng 1-2 tháng bắt đầu ăn BLW, phân bé sẽ có những thức ăn bé đã ăn vào, đây là thời gian ruột bé làm quen với cách tiêu hoá thức ăn chứ không phải bé không tiêu hoá được, mẹ không nên lo lắng mà nên vui vì con đã có thể nuốt tốt (ăn cháo hoặc bột cũng tương tự nhưng do quá nhuyễn nên khó phân biệt)
15. Nên cho bé làm quen với thức ăn nhiều lần trong ngày và không nên bỏ quá nhiều thức ăn trước mặt bé chỉ nên mỗi món 1 cái rồi mẹ ngồi bên cạnh bỏ thêm vào.
16. Trái cây nên cho ăn riêng vào bữa phụ để bé được hấp thụ tối đa.
17. Đừng ngại cho con thử những thức ăn vị lạ như khổ qua, ớt tây, cà chua, hành , ngò, sả, quế .. để đa dạng hương vị cho bé.
18. Dầu ăn cũng rất tốt cho bé hãy cho bé ăn thức ăn chiên xào vài lần trong tuần để bổ sung chất béo từ dầu ăn, ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể ,chất béo còn là dung môi hoà tan các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A,K,D và E giúp cơ thể hấp thụ tốt các vitamin này.
19. Không nên vừa cho con ăn bốc vừa ăn đút cùng cữ, bé sẽ khó hiểu vì sao lúc bé được cầm đồ ăn lúc không.
20. Không nên cho con rời khỏi ghế khi vẫn còn thức ăn trong miệng.
21. Quan trọng nhất là các mom phải đọc thêm tài liệu và vượt qua được định kiến của mọi người trong gia đình khi áp dụng phương pháp này như thế mẹ mới đỡ bị stress và vững tâm để cùng con vượt qua cuộc hành trình ăn dặm không nước mắt.