Sâu răng hàm là căn bệnh không chỉ khiến bé cảm thấy đau nhức cả ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc mọc răng vĩnh viễn. Các bậc cha mẹ cần nắm được những tác hại và có cách khắc phục khi trẻ bị sâu răng hàm kịp thời.
Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn.
Do vị trí nằm trong cùng, khó vệ sinh hơn các răng khác và dễ đọng thức ăn thừa, mảng bám nên tại vị trí răng hàm, vi khuẩn có điều kiện hình thành, phát triển và gây bệnh. Do đó, đây là chiếc răng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất.
Tuy nhiên, răng hàm số 6 thường là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất nên nhiều cha mẹ có tư tưởng chủ quan cho rằng đây chỉ là răng sữa, sớm muộn gì thì răng cũng sẽ được thay thế. Chăm sóc răng không đúng cách dễ dẫn đến >trẻ bị sâu răng hàm.
Ngay từ nhỏ, trẻ cần được chăm sóc răng miệng kỹ càng để giữ gìn hàm răng của trẻ về sau. Trên thực tế, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong định hình cho răng vĩnh viễn không bị xô lệch và mọc đúng vị trí.
Trẻ em bị >sâu răng hàm do nhiều nhiều nguyên nhân:
- Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Trẻ nhỏ luôn ưa thích đồ ngọt. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh. Đối với trẻ nhỏ, ăn nhiều đồ ngọt sẽ dẫn tới sâu răng, trong đó có sâu răng hàm.
Thông thường, cha mẹ sẽ cho trẻ ăn đồ ngọt thỏa thích khi trẻ ở lứa tuổi mới mọc răng. Họ có suy nghĩ rằng trẻ cần được ăn uống thoải mái vì đang tuổi ăn tuổi lớn. Răng sâu không quan trọng vì chỉ là răng sữa, sớm muộn gì cũng được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Quan niệm sai lầm này chính là nguyên nhân dẫn đến việc sâu răng ở trẻ nhỏ trở nên phổ biến. Tuy rằng chất đường đóng vai trò rất quan trọng với trẻ nhưng khi dùng nhiều đồ ăn ngọt có chứa đường sẽ không tốt cho trẻ. Nó tạo điều kiện cho sự tấn công của vi khuẩn với răng miệng.
Để khắc phục tình trạng này, các cha mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều đồ ngọt. Thay vào đó, hãy bổ sung đường thông qua các thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên như hoa quả. Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước trắng sạch sẽ ngay sau khi ăn đồ ăn có đường xong.
- Vệ sinh răng miệng kém
Sâu răng hàm còn do chăm sóc răng miệng kém. Nên tập cho trẻ thói quen chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn. Cần hướng dẫn cho trẻ chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.
- Trẻ bị thiếu canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh men răng, giúp răng khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến men răng dễ hỏng, răng yếu đi, tạo điều kiện cho sự tấn công của vi khuẩn, hậu quả là gây ra sâu răng.
Răng sữa giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng hàm sữa cũng vậy, nếu trẻ bị sâu răng hàm sữa sớm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn đến tủy răng nhanh chóng.
Khi trẻ chưa đến tuổi thay răng ( dưới 6 tuổi), nếu nhổ răng hàm sữa thì lợi của trẻ sẽ bị khô lại, gây khó khăn cho mọc răng hàm vĩnh viễn.
Tình trạng này có thể kéo theo việc các răng phía trước bị răng hàm mới mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.
Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, răng mọc lệch còn gây ảnh hưởng chung đến >sức khỏe của trẻ. Nếu răng hàm bị sâu thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiền thức ăn. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ dẫn đến tiêu hóa gặp nhiều khó khăn hơn.
Điều này dẫn đến việc trẻ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị khó tiêu và táo bón dai dẳng và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Cần chữa sâu răng kịp thời để tránh biến chứng gây viêm tủy, viêm nha chu, hình thành các túi mủ và ổ áp xe. Thậm chí, viêm nhiễm có thể lan xuống xương ổ răng và có ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Tốt hơn hết mẹ cần đưa con đến bác sĩ để kiểm tra mức độ nặng, nhẹ của chiếc răng sâu.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng chủ yếu sâu răng hàm thường sẽ được trám nếu mức độ hư hại không quá nặng. Trường hợp răng bị hư hỏng nặng thì giải pháp duy nhất là loại bỏ càng sớm để tránh viêm nhiễm đến lợi và tủy răng.
Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà áp dụng cách chữa sâu răng ở trẻ em phù hợp.
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Nếu mới chớm sâu, mức độ hư hại không quá nặng thì nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng để loại bỏ vi khuẩn sâu răng.
Nếu răng bị sâu nặng hơn, cha mẹ nên nhổ bỏ đi chiếc răng này. Tuy rằng có thể giúp chấm dứt cơn đau ở trẻ nhưng việc nhổ bỏ răng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc mọc răng về sau. Việc nhổ răng hàm quá sớm sẽ dẫn đến răng hàm vĩnh viễn khi mọc lên chèn vào vị trí mọc của những răng kề và ảnh hưởng tới chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.
Bố mẹ cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho con đúng cách mỗi ngày. Thức ăn, bánh kẹo ngọt sẽ là nguyên nhân chính gây phá hủy khoáng ở tổ chức cứng của răng nhanh hơn, đặc biệt là dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Nếu các cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối và không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ thì khả năng sâu răng là điều tất yếu.
Không cần phải cấm con ăn ngọt tuyệt đối, các cha mẹ chỉ cần lưu ý chọn thời điểm thích hợp để cho con ăn ngọt.
Tập cho trẻ thói quen đánh răng đúng cách. Hãy nhắc nhở trẻ đánh răng 2 lần để giúp loại bỏ sạch sẽ mảng bám thức ăn. Nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng vào lúc trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Những điểm ố vàng xuất hiện trên răng trẻ cho thấy đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình sâu răng hình thành. Cần bôi flour hoặc sử dụng kem đánh răng flour kịp thời sẽ giúp dự phòng và hạn chế quá trình tiến triển của sâu răng.
Buổi tối là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở và tấn công răng miệng của trẻ mạnh nhất. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa cho trẻ ăn đồ ngọt vào thời điểm này.
Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi và flour để tăng cường độ chắc khỏe của răng hơn. Đồng thời, cha mẹ cần định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3-6 tháng/ lần để giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ, bạn sẽ có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ bị sâu răng hàm, tránh được tình trạng sâu răng nặng nề hơn và bảo tồn được răng cho trẻ.