Những cơn nấc cụt bất ngờ xuất hiện thường khiến trẻ sơ sinh khó chịu, hay nôn trớ khi bú. Vì thế, các mẹ cần thuộc nằm lòng những mẹo sau đây để chữa nấc cụt nhanh nhất cho bé yêu.
Nấc cụt là hiện tượng thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Hiện tượng này xuất hiện do cơ hoành của trẻ bị co thắt ngoài ý muốn. Phần cơ này nằm giữa ngực và bụng có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hô hấp. Khi thở, cơ hoành co thắt khiến dây âm thanh bị đóng đột ngột gây tiếng nấc rất đặc trưng.
Hiện tượng nấc cụt tuy không ảnh hưởng đến >sức khỏe của trẻ nhưng sẽ làm bé dễ bị mệt, thở dốc hoặc nôn trớ nếu kéo dài. Do đó, các mẹ cần học cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất.
Nước được xem là một trong những giải pháp hiệu quả và kịp thời trị dứt điểm cơn nấc của trẻ. Mẹ có thể dùng muỗng cho trẻ uống từng ngụm nước sôi để nguội. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, thay vì uống nước, bạn nên cho bé bú sữa.
Những trẻ đã bắt đầu ăn dặm có thể uống khoảng 100ml nước. Những trẻ lớn hơn nên uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối.
Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai trẻ trong khoảng nửa phút rồi thả ra. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi cùng lúc với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong vài giây. Thực hiện cách này từ 10 – 15 lần trẻ sẽ hết cơn nấc.
Ngoài ra, mẹ hãy gãi lên môi hoặc mang tai của bé. Thực hiện khoảng 50 lần gãi, trẻ sẽ hết nấc. Nếu trẻ khóc khi mẹ đang thực hiện thì trẻ sẽ hoàn toàn hết nấc. Lúc này, tiếng khóc đã làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích ở cơ hoành.
Nhẹ nhàng xoa vùng lưng của trẻ sẽ giúp các cơ, gân được thả lòng, từ đó cơ hoành cũng bắt đầu giãn ra. Thực hiện trong vòng vài phút theo hướng thẳng đứng từ dưới lên vai trẻ sẽ hết cơn nấc cụt. Việc làm này còn giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược dạ dày.
Cách này chỉ áp dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Mẹ chỉ cần để một chút đường lên lưỡi bé cho con ngậm trong vài phút. Lúc này, vị ngọt của đường sẽ đánh lừa hệ thần kinh thực quản, đưa cơ hoành trở về trạng thái bình thường khiến trẻ hết nấc.
Thỉnh thoảng trong khi bú, bé nuốt sữa đi kèm một lượng không khí nhất định nên dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Do đó, để trẻ không còn bị nấc cụt, bạn nên thay đổi tư thể khi con bú để giảm thiểu tối đa lượng không khí tràn vào dạ dày gây co thắt cơ hoành.
Trường hợp bé đã nuốt nhiều không khí vào dạ dày, bạn hãy để bé bú ở tư thế ngồi thẳng đứng.
Với 5 mẹo nhỏ trên, các mẹ sẽ giúp các bé sơ sinh trị dứt điểm cơn nấc cụt không mong muốn.