Dạy con về tiền bạc không bao giờ là quá sớm. Sự lười biếng trong giáo dục tiền bạc có thể khiến con cái phải nhận giá đắt vào một ngày nào đó.
Chị hàng xóm cạnh nhà tôi đưa đứa con trai 3 tuổi đi siêu thị. Cậu bé rất thích một món đồ chơi có giá 99 tệ (340 nghìn đồng) và đòi mua cho bằng được. Thấy giá đắt và ở nhà cũng có một thứ tương tự nên chị nói với con: “Cái này đắt quá, nhà mình cũng có cái giống như vậy rồi, lát về con lấy cái đó ra chơi”.
Nhưng cậu bé vẫn không chịu còn nói: “Mẹ, mẹ dùng điện thoại di động quét mã một chút đi…”.
Chị hàng xóm sữa người sững người một lúc, chợt nhận ra bấy lâu nay mình chưa ý thức về việc giáo dục con con hiểu về tiền bạc.
Trẻ em luôn nghĩ rằng tiền tiền có sẵn trong điện thoại, chỉ cần quét mã là mua được đủ thứ mình thích.
Nhà giáo dục Merkel cho biết: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm giáo dục của> trẻ em, giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình”.
Robert Rich Dad, tác giả của Poor Dad nói: “Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay bạn làm điều đó như chủ nợ, cảnh sát, thậm chí là những kẻ lừa đảo”.
Do đó, giáo dục tiền bạc không bao giờ là quá sớm. Sự lười biếng trong giáo dục tiền bạc có thể khiến con cái bạn phải nhận một cái giá đắt vào một ngày nào đó.
Ảnh minh họa.
Trẻ không được giáo dục về tiền, cha mẹ kiếm bao nhiêu cũng vô ích
Thiếu sự giáo dục bằng tiền thì dù cha mẹ có kiếm được bao nhiêu tiền cũng vô ích, không những phải trả một cái giá “khủng” mà còn làm tan nát hạnh phúc gia đình.
Có một người mẹ ở Trung Quốc định tới ngân hàng rút 200 nghìn tệ (688 triệu đồng) để trả nợ nhưng phát hiện trong thẻ chỉ còn 30 nghìn tệ (103 triệu đồng).
Mãi sau đó cô mới biết chính đứa con trai 12 tuổi của mình đã lén lấy tiền của mẹ nạp vào game. Người mẹ không còn cách nào khác đành phải bán nhà để trả nợ.
Rockefeller, người giàu có nhất nước Mỹ đã biết quản lý tiền từ năm 6 tuổi. Bắt đầu vào năm 6 tuổi, Rockefeller sẽ được cha mẹ cho tiền tiêu vặt cố định hằng tuần.
Tuy nhiên, cha mẹ yêu cầu con trai mình phải ghi lại từng xu và tiêu vào việc gì. Nếu họ nhận thấy có sự chi tiêu không hợp lý sẽ góp ý ngay.
Chính vì thế, Rockefeller ngay từ nhỏ đã học được cách chi tiêu, tiết kiệm và quản lý tiền, đồng thời cũng rèn luyện ý chí và khả năng trì hoãn sự hài lòng.
Ngày nay, gia đình Rockefeller đã trải qua 6 thế hệ nhưng vẫn giữ nguyên được sự giàu có.
Các chuyên gia về tâm lý trẻ em chỉ ra: "Khái niệm về tiền bạc và phương pháp quản lý tài chính của trẻ em được thiết lập từ thời thơ ấu và sẽ mang lại lợi ích cho chúng suốt đời”.
Những đứa trẻ có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc từ nhỏ biết cách giải quyết mối quan hệ giữa ham muốn và tiền bạc, sống tốt cuộc sống của mình trong khả năng của mình. Những đứa trẻ như vậy sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.
So với những đứa trẻ không thể tiêu tiền, học cách sử dụng tiền là tài sản quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái. Vì thái độ của một người đối với việc kiểm soát tiền bạc phản ánh khả năng kiểm soát và hoạch định cuộc sống độc lập của anh ta.
Vì vậy, thay vì dạy trẻ tiết kiệm tiền một cách khó khăn, tốt hơn hết là dạy trẻ tiêu tiền đúng cách.
Học cách tiêu tiền là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống của trẻ em. Thông qua sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ, việc nuôi dưỡng quan niệm về tiền bạc của trẻ ngay từ khi còn nhỏ là món quà quý giá nhất mà cha mẹ có thể tặng cho trẻ.
Ảnh minh họa.
Có một người mẹ ngay từ khi con mình còn nhỏ đã sắm cho con một cuốn sổ tiết kiệm. Tiền lì xì năm nào cũng được ghi cụ thể, kể cả những khoản khác được người thân cho. Khi con gái cô lớn dần, mỗi khi muốn mua cái gì đều cân nhắc món đồ đó có cần thiết hay không.
Cô bé còn tự hào nói: “Mẹ ơi, sau này con sẽ dùng số tiền này để đi học đại học”.
Thật đáng tự hào khi số tiền tích lũy được của con cái được sử dụng vào những việc có ý nghĩa. Cha mẹ nên dạy con biết trì hoãn sự hài lòng, nhấn mạnh vào việc chi tiêu hợp lý, nuôi dưỡng những thói quen tốt.
Trên mạng có một người mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái của mình. “Một lần tôi đưa các con tới chợ trời và dựng một gian hàng bên đường để bán những thứ lặt vặt. Khi khách muốn quét mã QR để thanh toán, tôi sẽ thuyết phục họ đưa tiền mặt.
Tôi tin rằng, dù chỉ là 1 tệ hay 2 tệ, nó cũng cho thấy số tiền đó có thể mua được những gì và không mua được những gì.
Thanh toán bằng tiền mặt sẽ cụ thể và rõ ràng, ảnh hưởng tới khái niệm về tiền bạc của trẻ hơn”.
Một cậu bé trở về nhà nói với mẹ rằng mình vô ý làm chiếc cốc của cô giáo bị vỡ. Khi biết được tiền tiêu vặt của mình không đủ để mua chiếc cốc khác đền lại, cậu con trai nói: “Mẹ cho con ứng tiền tiêu vặt trước”.
Người mẹ nghe vậy rất cảm động, cảm thấy con mình có thể tự kiểm soát được tiền tiêu vặt, còn sống rất có trách nhiệm.
Tóm lại, mỗi đồng tiền trẻ học được khi còn nhỏ sẽ là nền tảng vững chắc để chúng tránh được những rắc rối tài chính khi lớn lên.
Trẻ nhỏ chưa từng trải qua gian khổ, không hiểu được những khó khăn khi kiếm tiền của người lớn. Học cách quản lý tiền bạc, tối đa hóa giá trị của nó và tiêu tiền đúng chỗ là "nghệ thuật" sống mà trẻ em nên đánh giá cao ngay từ khi còn nhỏ.
Nếu gia đình có tiền, cần dạy con tiêu tiền, bởi tiền cha mẹ kiếm được bao nhiêu cũng chưa chắc đã xứng với một năm hoang phí của đứa trẻ.
Ngược lại, nếu gia đình không có tiền, việc dạy con tiêu tiền lại càng cần thiết, bởi vì sống một cuộc đời cần phải có kế hoạch cẩn thận và dòng chảy ổn định.