Mẹ đã biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách chưa? Các kiến thức hôm nay sẽ là một nền tảng vững chắc cho những ai đang chuẩn bị bước vào hành trình làm mẹ…
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách nhất là giai đoạn 1 tuần tuổi và dưới 1 tháng tuổi gây khó khăn cho các mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm vì ở lứa tuổi này thì trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và da rất mỏng, nhạy cảm với môi trường bên ngoài.
Khi vừa mới sinh, da của trẻ sơ sinh rất mỏng và có hiện tượng vàng da cho đến ngày thứ 4 sẽ giảm bớt. Để >chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đúng cách, các mẹ cần lưu ý đôi nét sau để đảm bảo tốt nhất cho bé.
Trẻ mới sinh xương còn rất yếu, mềm nên khi bế bé mẹ cần cẩn thận. Hãy ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con; mẹ cũng nên vuốt ve, âu yếm bé để tạo sự gắn kết với bé.
Trong 1 tuần đầu tiên, dây rốn của trẻ chưa rụng, vì thế các mẹ cần giữ dây rốn trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ cho đến ngày dây rốn khô hẳn và tự rụng.
Đôi mắt rất quan trọng trong khâu chăm sóc vì sau sinh mắt trẻ thường chảy ghèn, mẹ không cẩn thận sẽ dẫn đến viêm kết mạc mắt. Do đó, cần dùng gạc vô trùng hoặc khăn riêng đã được khử trùng để lau sạch mắt bé, sau khi tắm thì nhỏ nước muối sinh lý 1 lần/ngày.
Bé khi được sinh ra vẫn chưa quen với nhiệt độ bên ngoài, vì thế mẹ nên luôn chú ý tới thân nhiệt của bé. Thân nhiệt bé khác với người lớn, bạn có thể sờ và mua bàn chân, tay, sau gáy để cảm nhận nhiệt độ của trẻ.
Trẻ sơ sinh cần vài tuần để hoàn thiện các kỹ năng hít thở, mút, nuốt khi bú. 6 giờ sau sinh bạn có thể cho bé ti trực tiếp vì trong sữa non chứa rất nhiều kháng thể cho bé, hoặc uống sữa công thức. Mẹ nên cho bé bú cách nhau khoảng 2 tiếng và mỗi lần khoảng 10 – 15 phút.
Dùng đúng loại tã dán hoặc miếng lót dành riêng cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi để phù hợp với làn da bé. Khi bé ngọ nguậy hoặc khóc là tín hiệu cho mẹ thấy cần thay tã cho bé. Dùng khăn mềm hoặc giấy ẩm lau nhẹ nhàng cho bé trước khi thay tã, mẹ nhớ vệ sinh tay để không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, đồng thời kiểm tra nhiệt độ phòng để bé không bị lạnh.
Bên cạnh đó, mẹ nên cẩn thận khi tắm cho bé vì lúc này rốn vẫn chưa rụng, khi tắm dùng khăn mềm ấm lau nhẹ kẽ tay, nách, bẹn, chân và dùng nước muối sinh lý rửa mắt, mũi của trẻ. Không nên tắm thường xuyên vì sẽ làm da bé bị khô. Chăm sóc da đúng cách cho trẻ sơ sinh rất quan trọng vì da bé rất mỏng manh, nhạy cảm.
Nhiều bố mẹ lo sợ trẻ không đủ ấm nên quấn chặt tã, ủ kín trẻ với mũ và khăn, cũng nhằm mục đích cho bé ngủ sâu giấc hơn. Đó là sai lầm vì trùm quá kín sẽ gây bí bách và khó chịu cho trẻ, mồ hôi ra sẽ tăng thân nhiệt có thể gây sốt cho bé.
Khác với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dễ dàng hơn. Nuôi trẻ mới sinh rất vất vả, hy vọng rằng cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ giúp mẹ có thêm một số kỹ năng để yên tâm khi chăm cho bé.
Nguồn >dinh dưỡng duy nhất cho bé là từ sữa mẹ, các dưỡng chất có từ sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật và tác động của môi trường. Vì thế, mẹ cần chú ý đến thực đơn hàng ngày của chính mình, đảm bảo đủ chất cho con, đủ lượng sữa cho con bằng cách dùng các thức ăn lợi sữa và kiêng cữ những thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Cách giúp trẻ thoải mái khi bú từ cách bế cũng như tạo cảm hứng cho bé hấp thụ sữa tốt nhất cũng rất quan trọng. Mẹ không nên làm gián đoạn việc bú của bé và để bé bú vừa đủ no. Thực hiện bước này cũng là một trong những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách mà mẹ cần tìm hiểu.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hệ xương còn non yếu, vì vậy các mẹ cần cẩn thận hơn trong việc bế bé. Hãy ôm trẻ sát vào lòng, tay đỡ lấy đầu, phần lưng và mông của con. Sự vuốt ve và âu yếm trẻ khi bế cũng như trò chuyện, giao tiếp với bé sẽ kích thích giác quan bé phát triển hơn.
Có những trẻ rụng rốn sau 1 tuần, một số phải mất đến 1 tháng mới rụng. Việc vệ sinh rốn không cẩn thận sẽ gây nhiễm trùng, rất nguy hiểm đến trẻ. Mẹ nên biết các bước sau để vệ sinh vùng rốn cho bé tốt hơn:
- Trước khi vệ sinh vùng rốn của trẻ các mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng, lau thật khô (có thể sát khuẩn bằng cồn thêm một lần nữa).
- Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường, có mùi gì hay không như: mùi lạ, sưng hay chảy mủ hay không…
- Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội để lau sạch sẽ từ chân rốn đến thân rốn. Sau cùng là lau bề mặt cuốn rốn, nên thay bông ở từng vị trí khác nhau.
- Ngoài ra, các mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Hãy chạm tay vào phần bụng của bé là một trong những cách kiểm tra thanh nhiệt được các chuyên gia khuyên nên thực hiện.
Trong các hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách thì mẹ đừng bỏ qua chăm sóc giấc ngủ cho bé nhé. Bé ăn ngủ đầy đủ mới khỏe mạnh và chóng lớn. Đối với trẻ dưới trong 1 tháng tuổi thì trung bình 1 ngày cần 16 đến 18 tiếng để ngủ.
Bé còn nhỏ rất nhạy cảm với tiếng ồn và dễ giật mình khi có âm thanh lớn. Do đó, hãy đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh, thoáng mát và thay tã bỉm cho bé. Giai đoạn này bé thường xuyên khóc đêm do tình trạng sinh lý, mẹ không nên ép bé thức ban ngày để ban đêm ngủ ngoan, giấc ngủ của bé hãy để diễn ra tự nhiên.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z bao gồm cả việc hỗ trợ cho bé phát triển các giác quan vì dưới 1 tháng tuổi thì thính giác, xúc giác, thị giác của bé đã bắt đầu phát triển khá tốt. Về thính giác, bé đã có thể nghe nhạc với âm lượng vừa đủ, tỏ ra thích thú, tập trung nghe khi người lớn trò chuyện.
Về thị giác, bé đã có khả năng nhìn tầm xa khoảng 20cm, nhận diện được 3 màu sắc đỏ, trắng, đen, mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển thị giác bằng cách di chuyển đồ vật chầm chậm về trước mắt bé để bé nhìn theo.
Về thể chất, cơ thể bé đã cứng cáp hơn, có thể gồng mình, ngẩng đầu khi mẹ cho bé nằm sấp. Vì cơ thể bé vẫn còn non yếu, mẹ không nên cho con nằm lâu mà chỉ cần vài phút mỗi lần thôi, cũng như chỉ cho con tập trước lúc bú, để tránh tình trạng con tức bụng hoặc trớ nôn sữa.
Đó là các mẹo trong sóc trẻ sơ sinh đúng cách chính mà chúng tôi mong muốn sẽ giúp các mẹ giảm tải được phần nào lo lắng cũng như áp lực trong giai đoạn con vừa chào đời cho đến 1 tháng tuổi.
Các mẹ nhớ nhé, để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách thì chị em chỉ cần bổ sung kiến thức từ sách và hướng dẫn của bác sĩ khoa nhi. Ngoài ra, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước là có thể trở thành một người mẹ khéo léo, tuyệt vời rồi đấy!