Sau một thời gian cho con bú khiến sữa còn rất ít rồi mất hẳn, tắc tia sữa hoặc mất sữa hoàn toàn. Đây là nỗi lo mà nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ gặp phải kèm theo đó là nỗi trăn trở về cách lấy lại sữa mẹ đã mất. Sau đây là những cách “gọi sữa” về nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất.
Chắc hẳn mất sữa là điều mà không có bà mẹ sau sinh nào muốn vướng phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể người mẹ cũng có khả năng “sản xuất” đủ sữa cho bé. Tuyến sữa dừng hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể xuất phát từ thiếu hormone tiết sữa, chế độ >dinh dưỡng và nghỉ ngơi không khoa học. Cũng có thể do mẹ cho bé bú sai tư thế. Đây là một trở ngại lớn trong vấn đề nuôi dưỡng trẻ.
Nếu tình trạng bị mất sữa kéo dài trên 1 tháng thì việc mất sữa kích sữa sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Các mẹ phải kích lại bằng những cách lấy lại sữa mẹ đã mất càng sớm càng tốt.
Hiệu quả kích sữa tùy thuộc vào thời gian mất sữa của mẹ. Để mất sữa lâu thì càng mất nhiều công sức kích lại. Thậm chí là không thể kéo sữa về được lại. Với thời gian mất sữa ngắn thì ki đôi khi là không thể kéo sữa về được nữa.
Gợi ý cách kích sữa cho mẹ mất sữa:
Để không thấy căng thẳng và mệt mỏi, mẹ có thể vắt vào ban đêm. Không nhìn vào bình sữa xem lượng sữa vắt trong mỗi lần vắt sữa. Sau khi hết giờ, mẹ cất bộ dụng cụ vào hộp và bảo quản trong ngăn mát tủ mạnh.
Chế độ vắt: cứ cách 10 phút vắt thì nghỉ lại 10 phút rồi lại vắt 10 phút… Sau khoảng 70 phút, mẹ có thể vắt được 4 lần và có 3 lần nghỉ 10 phút. Áp dụng 2-3 lần/ngày. Nếu vắt không có sữa, mẹ cần kiên trì tiến hành 8 lần/ngày và vắt trong 60 ngày = khoảng 500 cữ vắt sữa.
Sau 3h, mẹ vắt được bao nhiêu sữa thì cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Sau 2 ngày thì cho sữa lên ngăn đá để bảo quản được lâu hơn. Bắt đầu theo dõi lượng sữa vắt từ tuần thứ 2 và trong các tuần tiếp theo.
Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào lượng sữa sẽ được vắt. Chắc hẳn mẹ sẽ có những khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên, đừng dằn vặt bản thân. Hãy tự tin là ít nhất mình cũng đã dám thử. Nếu đã thực hiện thành công thì mẹ hãy xem đây là một kỷ niệm đáng nhớ và ghi chép lại cuốn nhật ký.
Nhiều mẹ thắc mắc không biết mất sữa làm sao có lại. Mẹ có thể vắt sữa cho bé bú theo nhu cầu hoặc vắt sữa 5 lần/ngày. Cụ thể:
+ 3 tháng đầu cho con bú theo nhu cầu của trẻ
+ Lịch vắt sữa chi tiết khi ở nhà như sau: 7:00 – 10:00 – 12:30 – Ngủ – 3:00 – 6:00 – 10:00 – ngủ
+ Lịch vắt sữa chi tiết khi mẹ đi làm: 7:00 – 10:00 – 12:30 – 4:00 – 9:00 /10:00 – ngủ
+ Ban đêm: Mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa vào cữ đêm khi đang trong giai đoạn kích sữa. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá cố sức. Nếu thấy mệt thì hãy nghỉ ngơi. Cố quá sức chỉ gây ảnh hưởng xấu đến >sức khỏe, tâm lý dẫn tới stress rồi giảm sữa.
Massage ngực: Để kích thích sữa, bạn xoa quầng thâm, xoa bầu ngực hoặc tắm vòi hoa sen cho nước ấm vào ngực. Quan hệ vợ chồng cũng làm sữa tiết nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành từ 2-3 phút massage ngực với các động tác đơn giản sẽ giúp cung cấp đủ sữa cho bé bú.
+ Cách thứ nhất
Nhẹ nhàng xoay tròn 2 đầu ngón trỏ và ngón giữa từ trên bầu vú đi xuống về phía đầu ti. Thực hiện mỗi lần khoảng 30 giây. Chú ý dùng tay trái massage vú bên phải và ngược lại.
+ Cách thứ 2
Vuốt nhẹ bàn tay từ trên đi về phía đầu ti. Di chuyển khắp bầu vú và kết hợp massage vú trong vòng 30 giây.
Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên ôm con vào lòng để xoa dịu cả 2 mẹ con. Bên cạnh đó, sự quan tâm, động viên của chồng thường xuyên cũng là điều rất tốt vì sẽ giúp lợi sữa tự nhiên. Giúp bạn loại bỏ stress và yêu đời hơn và giúp lợi sữa tự nhiên.
Nếu có ít sữa thì bạn cùng đừng quá hoang mang, lo lắng vì làm mẹ là cả một quá trình dài. Qúa chú tâm đến chiếc máy vắt sữa chỉ khiến bạn thêm phần thất vọng hơn. Mẹ hãy thả lỏng tinh thần, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tập cách để điều hòa tâm trạng. Mẹ nên có những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Làm mẹ là cả một hành trình dài, đừng quá lo lắng, hoang mang nếu mẹ có ít sữa. Đừng quá chú tâm vào chiếc máy vắt sữa để rồi thất vọng.
Hít thở sâu, trò chuyện với bạn bè hay đi mua sắm là cách để tránh được stress rồi trầm cảm, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vào những ngày cuối tuần, mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho việc thư giãn, làm những gì mình thích.
Tình trạng mất sữa có thể là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, quẩn quanh với những món ăn kém dưỡng chất. Nếu muốn cải thiện hiệu quả tình trạng này thì mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày hơn. Nên kiêng các thực phẩm như đồ uống có cồn, măng, lá lốt, cà muối, cafe…
Đồng thời, mẹ nên bổ sung nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày với các thực phẩm lợi sữa như chân giò, lá chè vằng, lá bồ công anh… Đây là cách hiệu quả nhất để không chỉ bổ sung năng lượng cho mẹ mà còn giúp tăng số lượng và chất lượng sữa tốt cho bé bú.
- Lá chè vằng
Đối với phụ nữ sau sinh, chè vằng được xem như là một loại “thần dược” có thể đồng thời mang đến nhiều tác dụng như: Kháng khuẩn, chống viêm, viêm tuyến vú, khí hư, giảm cân… Đặc biệt, uống lá chè vằng mỗi ngày chính là cách chữa mất sữa, kích thích tuyến sữa, cải thiện tình trạng thiếu hoặc mất sữa.
Cũng như những loại thuốc nam khác, chè vằng là loại thuốc nam sẽ cần nhiều thời gian để phát huy công dụng. Khoảng 1 tuần sau khi sử dụng bạn mới nhận thấy được sự khác biệt từ nguồn sữa.
Có 3 loại chè vằng gồm chè vằng tươi, chè vằng khô và cao chè vằng. Sau khi rửa chè vằng tươi và khô, bạn đem đun sôi với nước khoảng 10 phút (chè khô cần đun lâu hơn để ra chất). Giữ ấm trong bình thủy và dùng uống thay cho nước lọc hàng ngày. Nếu dùng cao chè vằng thì bạn sẽ dùng theo sự hướng dẫn từ nơi sản xuất. Có thể pha loãng cho dễ uống.
- Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có thể được dùng như loại thuốc chữa bệnh, giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh. Có 3 cách dùng đó là luộc, nấu canh hoặc nấu lấy nước uống. Lá đinh lăng vừa giúp lợi sữa vừa giúp trị tắc tia sữa, kháng viêm, giúp mẹ giảm mệt mỏi ăn ngon ngủ kỹ. Sau 3 ngày sử dụng, mẹ sẽ thấy có nhiều dòng sữa chảy về hơn.
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Với những gợi ý cách lấy lại sữa mẹ đã mất hiệu quả vừa chia sẻ trên, mẹ hãy chữa mất sữa càng sớm càng tốt.