Cha mẹ đừng bỏ qua nếu bắt gặp con đang ngồi tư thế này, bởi nó thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

13:00 19/05/2019

Đã bao giờ cha mẹ thấy con mình ngồi với tư thế chữ W bao giờ chưa với đầu gối gập xuống và hai chân tẽ ra ngoài. Nghe có vẻ lạ nhưng cha mẹ được khuyến khích không nên để con ngồi tư thế này vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và khiến chân bị vòng kiềng.

Thế ngồi chữ W này rất phổ biến khi trẻ đang ngồi xem tivi. Theo Trung tâm trị liệu nhi khoa, nếu con bạn hay ngồi tư thế này trước khi hai tuổi, thì nó có thể làm căng chân, mắt cá chân, hông và khiến trẻ khi di chuyển các ngón chân sẽ bị hướng vào trong.

Thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng đến phần chi dưới của trẻ mà nó còn có thể gây hại cho kỹ năng vận động của các bé, dẫn đến thay đổi khả năng thăng bằng, chạy và nhảy ở trẻ mới chập chững biết đi sau này và trẻ sắp đi học.

Tư thế W không hề tốt cho sự phát triển sau này của trẻ

Bác sĩ Sam Hay cũng chia sẻ với chuyên trang Kidspot rằng trong những trường hợp cực đoan, trẻ em có thể mắc chứng loạn sản xương hông, đó là khi nơi khớp bóng và ổ cắm của hông không hình thành chính xác ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.

"Tồi tệ nhất, chứng loạn sản xương hông dẫn đến việc đi lại, chạy kém và viêm khớp nặng vào những năm đầu trưởng thành. Tư thế ngồi W cũng thực sự ảnh hưởng đến sự ổn định cốt lõi, khả năng di chuyển và sức mạnh của cơ thể".

Mặc dù việc quan sát xem con mình có hay ngồi tư thế này không là rất quan trọng nhưng bác sĩ Sam cũng cho rằng cha mẹ không nên hoảng loạn quá nếu trẻ thỉnh thoảng ngồi như thế.

"Tôi nghĩ điều đầu tiên tôi muốn nói với cha mẹ là: Đừng hoảng sợ nếu con bạn thỉnh thoảng ngồi tư thế W này. Điều này chỉ thành vấn đề nếu đây là tư thế yêu thích của chúng", bác sĩ Sam Hay khuyên.

Một số tư thế ngồi đúng mà cha mẹ có thể dạy cho trẻ:

1. Ngồi khoanh chân

Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước. Đây là tư thế phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể.

Bố mẹ có thể ngồi phía sau trẻ, giữ hai chân trẻ vắt chéo vào nhau, có thể cho trẻ dựa một chút rồi giảm dần sự hỗ trợ của bạn cho đến khi trọng lượng cơ thể trẻ đã dồn về phía sau.

2. Ngồi duỗi chân

Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân thẳng duỗi ra trước mặt. Đây là kiểu ngồi rất tốt với thân vì ngồi tư thế này đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.

Theo Nhi Trần/ Helino