Rất nhiều người trẻ không có thời gian để chăm con nên thường đẩy cho ông bà. Tuy nhiên, gửi con cũng cần chú ý hỏi han quan sát tình hình sức khỏe mỗi ngày. Câu chuyện về một em bé 2 tuổi rưỡi đã phải nhập viện vì chảy máu dạ dày do virus Helicobacter pylori dưới đây là một ví dụ.
Cháu bị nhiễm Helicobacter pylori từ bà
“Thường khi dọn cơm, thấy cháu ngồi cạnh cứ nhìn cái gì đó trong bát tôi. Thương cháu nên tôi đang ăn cũng cho cháu thử chấm mồm chấm miệng nếm cùng”.
Khi bác sĩ hỏi bà cho cháu ăn có đổi thìa riêng không, người bà bối rối lắc đầu “dùng trực tiếp đũa của tôi luôn cho tiện”.
Lúc này, mọi chuyện đã sáng tỏ. Do nhiều tuổi, sức đề kháng yếu, niêm mạc dạ dày cũng tương đối mỏng manh nên người bà đã bị nhiễm Helicobacter pylori. Sau một thời gian dài virus được truyền cho người cháu, khiến cháu cũng bị lo ét dạ dày, theo thời gian, gây chảy máu dạ dày. Khi sự thật được tiết lộ, gia đình em bé vô cùng hối hận.
Helicobacter pylori là gì?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, nguyên nhân hàng đầu gây ra các b ệnh về dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng.
Vi khuẩn H.P có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống.
Do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung chén nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn H.P ở Việt Nam là hơn 80% dân số.
Nếu gia đình có một người lớn bị nhiễm H. pylori, cha mẹ phải cách ly và có bộ đồ ăn riêng trẻ em cũng không được có tiếp xúc quá gần bởi trẻ em không đủ khả năng chống nhiễm trùng.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ
Thoa nhiều phấn rôm cho trẻ
Thoa quá nhiều phấn rôm cho trẻ, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng. Do đó, các mẹ chỉ nên thoa phấn rôm cho trẻ với một lượng vừa đủ.
Cho trẻ ăn dặm sớm
Các mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu. Nếu cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ chưa thích nghi kịp sẽ bị rối loạn chuển hóa, đi ngoài phân sống, lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, gầy, yếu. Các chuyên gia >dinh dưỡng cho rằng, từ sau tháng thứ 6, các mẹ có thể cho trẻ ăn dặm.
Không vệ sinh cho trẻ thường xuyên
Có nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm 2 – 3 ngày mới tắm cho trẻ một lần. Điều này không tốt cho trẻ vì ở giai đoạn này kháng thể trong cơ thể trẻ còn rất yếu, do đó trẻ cần phải được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn. Do đó, các mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ mỗi ngày.
Hôn trẻ nhiều
Cơ thể của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, kháng thể trong người rất kém, do đó việc được nhiều người hôn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở bé.
Cắt tóc máu cho trẻ
Một số bà mẹ cho rằng, việc cắt tóc máu thường xuyên sẽ kích thích tóc trẻ mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, da đầu trẻ rất mỏng, nếu có chút bất cẩn, việc cắt tóc sẽ dẫn đến nguy cơ trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng.
Ủ trẻ quá chặt, quá nóng
Việc ủ trẻ quá chặt hoặc quá nóng rất nguy hiểm cho trẻ, bởi trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên khi quấn nhiều lớp khăn mồ hôi thoát ra, gây ẩm ướt trẻ mà mẹ không biết dễ làm cho trẻ cảm lạnh. Trường hợp nặng có thể khiến trẻ bị viêm phổi.