Rau muống, trứng muối, trứng vịt bắc thảo… là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chứa hàm lượng chì không nhỏ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí thông minh của trẻ.
Chế độ ăn uống quyết định phần lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thực đơn cho trẻ hàng ngày cần được đa dạng hóa để cơ thể trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng an toàn đối với trẻ. Hàm lượng chì có trong thực phẩm luôn là vấn đề mẹ cần quan tâm khi chọn lựa thực phẩm cho con.
Theo tài liệu của Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), rau muống là một trong những loại rau đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có chứa nhiều chì. Nguyên nhân là do trong quá trình trồng trọt, nhiều người đã dùng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu.
Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống chứa hàm lượng chì cao sẽ khiến thai nhi kém phát triển và bị dị tật. Trẻ em càng có nguy cơ ngộ độc chì với các triệu chứng nôn mửa, co giật nếu khẩu phần ăn chứa rau muống bị nhiễm độc. Trường hợp trẻ bị nhiễm độc chì mãn tính rất khó phát hiện và gây giảm sút trí tuệ, chậm lớn, thiếu máu ở trẻ.
Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn rau muống có nguồn gốc an toàn hoặc tự gieo trồng bằng hạt tại nhà. Bên cạnh đó, chị em cần nhận biết được rau muống có chứa chì hay không thông qua một số dấu hiệu:
- Rau muống nhiễm chì có thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng.
- Sau khi luộc, rau chuyển sang màu xanh nhạt; để nguội nước rau có màu xanh đen và xuất hiện kết tủa đen.
Các loại thực phẩm chiên rán sẽ bị biến chất sau một thời gian. Những chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các chất gây hại cho >sức khỏe, ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển của trẻ.
Trong quẩy có chứa hàm lượng cao nguyên tố nhôm. Cơ thể trẻ hấp thu chất này quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, ảnh hướng đến trí lực của trẻ.
Trứng muối là món ăn phổ biến của các gia đình. Thường xuyên ăn món này sẽ giúp phòng và điều trị xơ vữa động mạch, phòng ngừa các bệnh về mắt, tốt cho não bộ và gan. Tuy nhiên, trong quá trình làm trứng muối, nhiều cơ sở sản xuất đã cho thêm oxit để trứng nhanh chín. Việc làm này là nguyên nhân khiến người ăn bị nhiễm độc chì gây ra tình trạng viêm đường ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, đau nhức cơ thể…
Do đó, mẹ cần lưu ý lựa chọn cơ sở cung cấp trứng muối uy tín, có hàm lượng oxit trong ngưỡng cho phép. Ngoại ra, mẹ nên cho trẻ ăn ít loại thực phẩm này để phòng tránh nhiễm độc chì.
Đây là một trong những món ăn đặc biệt của nền ẩm thực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Các nước phương Tây gọi trứng vịt bắc thảo là “quả trứng trăm năm” hay “quả trứng ngàn năm” vì hàm lượng chất >dinh dưỡng dồi dào.
Tuy nhiên, tương tự trứng muối, trong loại thực phẩm này cũng chứa một lượng chì nhất định. Nếu ăn thường xuyên, trẻ sẽ dễ bị nhiễm độc, gây mất ngủ, thiếu máu, tinh thần và trí tuệ đều giảm sút.
Do đo, mẹ nên tránh những thực phẩm chứa nhiều chì nói trên để bảo vệ sức khỏe của trẻ.