Việc trẻ đột nhiên tím tái chóng mặt buồn nôn đó là dấu hiệu của việc bé đang bị ngộ độc thực phẩm. Các mẹ hãy sơ cứu cho con theo cách dưới đây để không hối hận nhé!
Hãy cho bé nôn hết thức ăn trong bụng
Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Cần lưu ý, những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Bù nước điện giải bằng Oresol
Khi bé nôn hoặc đi ngoài bé đều bị mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol bé sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.Các mẹ nên nhớ pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều trường hợp thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha cốc oresol 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước.
Cho trẻ ăn thức ăn mềm
Khi trẻ nôn xong các mẹ hãy cho trẻ nằm nghỉ một thời gian bù nước điện giải rồi tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Với những trẻ lớn cho ăn cháo, cơm nhão hoặc súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Với những trẻ còn đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ
Theo dõi nhiệt độ cho bé
Với nhưng trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu xem bé đã trở lại bình thường chưa nếu trẻ chưa bình thường thì nên cho trẻ tới khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.ích gái hư