Dầu tràm được sử dụng phổ biến cho mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy mẹ đã biết sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh đúng cách?
Dầu tràm được chiết xuất từ lá, thân, cành của cây tràm. Ở nước ta, cây tràm được trồng phổ biến tại các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.
Dầu tràm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, giúp kháng khuẩn, giảm đau, làm ấm cơ thể, trị đầy bụng, trị ho. Mẹ có thể dùng dầu tràm để massage cho trẻ sơ sinh tạo cảm giác thoải mái.
Trẻ sơ sinh bị ho, mẹ có thể xoa một ít dầu tràm vào lòng bàn tay rồi massage lên các vùng lưng, ngực, cổ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày, cơn ho của trẻ sẽ chấm dứt.
Hoạt chất Cineol trong tinh dầu tràm sẽ giúp làm nóng và giảm đau, triệt tiêu hiện tượng đầy hơi cho bé. Khi thấy trẻ có hiện tượng tức bụng, mẹ hãy cho vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay rồi massage nhẹ nhàng vùng bụng bé theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài. Hiện tượng đầy hơi sẽ không còn làm trẻ khó chịu.
Làn da non nớt của trẻ rất dễ bị tổn thương khi bị côn trùng cắn. Dầu tràm chứa từ 23 – 64% chất Eucalyptol giúp giảm đau, sát khuẩn hiệu quả cho bé. Mẹ chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên các vùng tấy đỏ do bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn trên da trẻ.
Ngoài những cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh phổ biến nêu trên, mẹ còn có thể dùng để massage cơ thể trẻ giúp lưu thông khi huyết. Hoặc cho dầu tràm vào ly nước ấm hoặc nhúng miếng bông ẩm để ở góc phòng để kháng khuẩn, giúp bé dễ chịu hơn.
Dầu tràm cũng là một loại dầu gió nên nếu không biết cách sử dụng, làn da nhạy cảm của trẻ có thể bị kích ứng. Theo đó, mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi trẻ sơ sinh bị ho, cảm lạnh, khi bị côn trùng cắn hoặc massage cơ thể với liều lượng như sau:
- Pha nước tắm cho bé: 5 giọt
- Massage cho bé: 1 giọt
- Xoa lòng bàn chân: 1 giọt
- Xoa lên vết muỗi hoặc côn trùng cắn: 1 giọt
- Xông hơi cho trẻ sơ sinh: 3 – 4 giọt
Mẹ không nên sử dụng dầu tràm cho vùng da nhạy cảm ở trẻ (da mặt, đầu, cổ…) vì có thể dẫn đến kích ứng. Lưu ý để xa sản phẩm này khỏi tầm tay trẻ em. Nếu trẻ nuốt phải có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn.