Để con gái tự nằm trên giường và chơi, người cha không ngờ lát sau phải tức tốc đưa bé nhập viện.

14:07 25/07/2018

Câu chuyện xảy ra cách đây khoảng 1 năm nhưng mỗi khi nhắc lại, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Trung Quốc vẫn nhớ như in trường hợp vô cùng nguy hiểm của cô bé 3 tuổi đó.

Vào ngày 18/6/2017, bé gái 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rất nguy cấp. Theo lời kể lại của người bố, anh đã đặt cô con gái của mình lên giường và đưa cho con một chiếc đèn pin để chơi.

Tuy nhiên, sau khi bỏ đi một lúc anh nghe thấy tiếng con gái khóc, lại gần bé khóc không thành tiếng, miệng nôn ra một ít máu kèm nước dãi. Cặp vợ chồng nghi ngờ rằng con mình đã nuốt phải một dị vật nào đó nên dùng mọi biện pháp ép cho ra ngoài nhưng không thành liền đưa đến bệnh viện trong tình trạng cấp bách nhất.

Phim chụp X-Quang cho thấy có một dị vật nằm trong cổ họng của bé gái. Nhưng các bác sĩ cho biết thêm đó chỉ là một phần, một phần khác không xuất hiện trong bức ảnh mà đang mắc kẹt ở thực quản. Thực quản của trẻ rất mỏng có thể gây ra nhiều tổn thương, thậm chí là rách thực quản, nguy hiểm hơn rất nhiều so với người lớn.

Sau khi họp khoa nội soi, khoa gây mê, khoa nhi và các khoa khác, các bác sĩ quyết định làm phẫu thuật luôn. Thật may, dị vật đã được gắp bỏ hoàn toàn sau nỗ lực của cả ê kíp. Đó là phần công tắc của đèn pin. Bé gái tiếp tục được theo dõi 2 ngày sau đó để kiểm tra tình hình >sức khỏe.

 

CÁCH SƠ CỨU TRẺ TẠI NHÀ KHI BỊ HÓC DỊ VẬT

Không chỉ trường hợp trên mà trên thực tế rất nhiều trẻ gặp tình trạng hóc nghẹn dị vật nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, cha mẹ cần phải biết những cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật trước khi cho nhập viện:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

- Đặt đứa trẻ nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu trẻ cho mặt hướng xuống dưới. Vỗ 5 lần vào phần lưng phía gần vai của trẻ để di chuyển vật bị nghẹt ra khỏi miệng.

- Đặt trẻ nằm ngửa ra, dáng người nghiêng, đầu hướng xuống phía dưới. Nhấn ngón giữa và ngón trỏ của bạn vào dưới lồng sườn 5 lần.

Đối với trẻ trên 1 tuổi

- Dùng tay đỡ đứa trẻ ngả người về phía trước, để chân và tay trẻ tự do. Vỗ liên tục vào giữa bả vai, đồng thời nhấn nhanh, mạnh khoảng 5 lần.

- Xoay người đứa trẻ hướng lưng vào ngực bạn, quỳ xuống ngồi ở ngang tầm trẻ, vòng hai tay ra phía trước ngực trẻ, nắm tay thành nắm đấm, tay này đặt lên tay kia rồi tiến hành ấn mạnh khoảng 5 lần vào điểm vào vị trí giữa sườn và rốn, theo phương từ dưới lên. Thực hiện cho đến khi vật thể mắc ở họng trẻ ra ngoài.

Hoặc nếu đứa trẻ nằm xuống thì hãy đặt bé nằm ngửa, ngồi xuống ngang với phần đầu của trẻ, đặt hai tay lên hông của chúng và tiến hành ấn mạnh ở phía dưới ngực, chuyển động theo hướng trượt về phía đầu. Lặp lại liên tục cho đến khi dị vật ra khỏi họng.

Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên những trẻ không hồi phục, hay mất đi ý thức sau khi đã loại bỏ dị vật thì cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc xoa bóp tim gián tiếp. Nên nhớ, những kỹ thuật khi sử dụng đối với một đứa trẻ không hề giống khi dùng với người lớn.

Theo Chi Chi/Eva/Khám Phá