Nhiều cha mẹ thường rất khó nhận biết dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh vì một phần bao quy đầu chưa lột hết. Nhưng nếu không phát hiện sớm để xử lý, hẹp bao quy đầu sẽ gây hại tới chức năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay tỉ lệ các bé trai sơ sinh bị hẹp bao quy đầu ngày càng trở nên phổ biến. Đây là tình trạng bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho quy đầu không lộn ra được ngay cả khi cương cứng.
Thông thường, >hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 dạng:
+ Hẹp bao quy đầu sinh lý: Bao quy đầu của trẻ bao bọc kín lấy cậu nhỏ, có tác dụng bảo vệ cho cậu nhỏ tránh khỏi những tác động từ bên ngoài vào. Khi trẻ lên 5 tuổi hẹp bao quy đầu sinh lý sẽ dần mất đi.
+ Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là chuyển tiếp giữa hẹp bao quy đầu sinh lý. Lúc này, dù đã lên 5 tuổi nhưng bao quy đầu vẫn không tự lột xuống và ở nguyên trạng thái bọc kín lấy dương vật.
Hầu hết, các bậc phụ huynh thường rất chủ quan với hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, vì cho rằng bao quy đầu bọc kín dương vật là hiện tượng bình thường vẫn có từ khi bé sinh ra. Nếu để lâu, hẹp bao quy đầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết sớm con bị hẹp bao quy đầu:
– Bao quy đầu bọc kín dương vật chỉ để hở một lỗ tiểu nhỏ như đầu kim.
– Mỗi lần đi tiểu trẻ phải dùng sức để rặn mạnh, bao quy đầu phồng lên.
– Bên trong bao quy đầu có nhiều cợn trắng.
– Không thể tuột bao quy đầu lên hoặc tuột được ít và không tới rãnh quy đầu…
Khi bị hẹp bao quy đầu, trẻ sơ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong mỗi lần đi tiểu do nước tiểu đọng lại, lâu dần các chất bẩn tích tụ trong lớp bao da quy đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm nhiễm. Ngoài ra, hẹp bao quy đầu còn ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dương vật.
Khi con bị hẹp bao quy đầu, các bậc phụ huynh hãy lưu ý những điều sau:
+ Khi tắm cho bé, mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho con. Mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa sự tích tụ các cặn thừa trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Có rất nhiều trường hợp, mẹ vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho trẻ dần dần tình trạng này sẽ khỏi.
+ Nếu bao quy đầu của con bị dính lại hoặc khó lộn, bé hay gãi ngứa ở đầu dương vật, đi tiểu hay đau buốt, dương vật hay bị sưng đỏ… thì mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Hiện nay, kĩ thuật bóc tách, cắt bao quy đầu cho trẻ rất đơn giản, dễ thực hiện, không gây nhiều đau đớn… vì thế các mẹ đừng quá lo lắng.
Bên cạnh đó mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc xử lý tình trạng bị hẹp bao quy đầu ở trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên điều trị khi trẻ 1- 2 tuổi và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu để qua tuổi trưởng thành mới can thiệp thì bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm khác.