Trẻ nhỏ có đường ruột, hệ miễn dịch yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao nên nếu tiếp xúc với thực phẩm dị nguyên sẽ dễ bị dị ứng mẩn ngứa.
1. Xử lý nhanh khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Mẹ phát hiện con bỗng khó thở, nổi mề đay khắp người sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể. Hành động tức thì lúc này là rất cần thiết để kìm hãm, không để tình trạng biến chuyển xấu hơn nữa. Một số cách chữa dị ứng thức ăn ở trẻ mẹ có thể áp dụng như:
Uống nước chanh, cam. Vitamin C, chất kháng axit, chất chống oxy hóa trong loại quả này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kiềm hóa nhằm giảm tác hại của những thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.
Cởi bớt quần áo dày không để bí da làm kích thích phản ứng dị ứng.
Uống nhiều nước. Khi trẻ bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh histamin chống lại các chất ô nhiễm nguy hiểm. Đồng thời, vai trò của histamin còn điều tiết, bảo vệ nguồn nước trong cơ thể. Uống nhiều nước giúp giảm công suất sản xuất histamin để cơ thể tập trung nguồn lực vào những khu vực bị dị ứng. Ngoài ra, mất nước làm da khô dẫn tới tình trạng ngứa rát khi bị dị ứng trầm trọng hơn.
Chườm khăn lạnh (chú ý khăn ẩm, không ướt sũng) áp vào vị trí da đang bị kích ứng khoảng 30 phút để làm dịu cơn ngứa, ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị dị ứng thức ăn?
Sau khi áp dụng một số cách chữa dị ứng thức ăn cho trẻ khẩn cấp, giờ là lúc mẹ nên tìm hiểu qua một chút thông tin về loại bệnh quái ác đang hành hạ con. Bệnh dị ứng thức ăn ở trẻ là phản ứng của cơ thể đối với các dị nguyên chứa trong thức ăn. Những loại phân tử protein này không dễ dàng bị phân hủy hay biến tính nên có thể chui lọt qua lớp màng nhầy hệ tiêu hóa vào tế bào ruột, máu. Tại đây, chúng kết hợp với kháng thể IgE trong dịch tiết và làm vỡ tế bào dưỡng bào, giải phóng các chất hóa học trung gian trong đó có histamin. Quá trình này gây ra những biến đổi cơ thể như giãn mạch, xung huyết, nổi mẩn, phù nề, buồn nôn, khó thở, đau bụng và ngứa dữ dội.
3. Trẻ ở lứa tuổi nào dễ bị dị ứng thức ăn?
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Dựa vào tiền sử gia đình, hiện nay dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ có thể biết được ngay khi bé nằm trong bụng mẹ. Khoảng 50-80% trẻ có nguy cơ mắc nếu cả hai bố mẹ cùng bị dị ứng. Tỷ lệ này giảm xuống còn 20-50% nếu chỉ một trong hai người bị. Thậm chí, vẫn có khả năng 5-20% trẻ có nguy cơ bị dị ứng ngay cả khi bố mẹ đều khỏe mạnh.
4. Phân biệt với chứng bệnh không dung nạp thực phẩm
Bất dung nạp thực phẩm (Non-IgE) do một loại đồ ăn không phù hợp trong khi dị ứng thực phẩm do hệ thống miễn dịch gây ra. Trẻ vẫn có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, không có phản ứng histamin sau khi ăn sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, đậu phộng, bắp cải. Bệnh thường xuất hiện sau ăn 48 tiếng.
5. Làm thế nào để xác định đúng thủ phạm gây dị ứng thực phẩm ở trẻ?
Xét nghiệm dị ứng da bằng cách dùng phương pháp khác nhau để đưa vào da một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng như xét nghiệm chích da bằng kim, xét nghiệm xước da, xét nghiệm nội mạc, xét nghiệm cạo da. Da mẩn đỏ, ngứa nếu kết quả xét nghiệm là dương tính. Các loại xét nghiệm không gây đau, nhiễm trùng, nhận diện trong vài phút hoặc vài ngày.
Xét nghiệm máu bao gồm phương pháp xét nghiệm phóng xạ để xác định số lượng kháng thể IgE trong máu.
6. Cách chữa dị ứng thức ăn cho trẻ
Liệu pháp miễn dịch tiêm tĩnh mạch các chất gây dị ứng với liều tăng dần để làm giảm sản xuất kháng thể IgE. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp này có tính hiệu quả lâu dài, giảm sự phát triển các loại dị ứng thực phẩm mới.
Thuốc vận chủ beta-2 dạng hít, kèm thuốc corticoid giúp giãn nở nhanh phế quản.
Dùng thuốc. Cách chữa dị ứng thức ăn cho trẻ bao gồm xét nghiệm để phát hiện dị nguyên nào gây bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng histamin cắt cơn dị ứng, natri cromolyn, theophylline, epoephrin, glucocorticoids nhằm tránh kích hoạt tế bào, ngăn ngừa quá trình gây dị ứng, chống co thắt phế quản. Các loại thuốc này đều chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi, người gan, thận có vấn đề.
7. Cách phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ
Đối với trẻ còn trong giai đoạn bú sữa, bản thân người mẹ tránh dùng các loại thực phẩm gây dị ứng điển hình và đợi bé lớn 2-3 tuổi thì mới bắt đầu cho bé ăn.
Còn với trẻ ăn dặm trên 6 tháng tuổi, mẹ điều tiết thực đơn ăn uống phù hợp, bắt đầu với thực phẩm không gây dị ứng như gạo, các loại củ. Mẹ thêm một loại món hàng ngày để biết con không hợp với loại nào. Dị ứng thức ăn ở trẻ không kéo dài suốt đời mà thay đổi tùy theo thể trạng >sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ loại trừ những loại thức ăn có mẫn cảm chéo như sữa dê, sữa bò thịt bò, thịt cừu. Đối với trẻ bị dị ứng sữa, mẹ tìm các loại sữa bột >dinh dưỡng đã được thủy phân (có ghi trên bao bì).
Bồi dưỡng trẻ những món ăn bổ gan từ củ cải đường, cà rốt, bưởi, bơ, táo, dầu ô liu, bông cải xanh, chanh, nghệ, atiso…
Cuối cùng, cách chữa bệnh dị ứng thức ăn cho trẻ tốt nhất là khuyến khích các hoạt động thể thao nhằm tăng cường hệ miễn dịch, đem lại sức khỏe toàn diện nhất.