Cha mẹ hối hận cả đời vì con phải phẫu thuật mắt do đã cho bé dùng điện thoại từ năm 2 tuổi - lời cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh.
Dachar Nuysticker Chuayduang, một người dùng Facebook, đã chia sẻ trải nghiệm của chính mình như lời cảnh báo các bậc phụ huynh khác: Đừng để con trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Trong trường hợp của ông bố người Thái Lan Dachar, anh bắt đầu để con gái dùng điện thoại di động và iPad kể từ khi cô bé 2 tuổi. Sau một thời gian, con gái anh dần cho thấy biểu hiện nghiện điện thoại. Bất cứ khi nào Dachar lấy điện thoại khỏi tay con, cô bé đều trở nên cáu kỉnh, kích động.
Cũng kể từ thời điểm đó, con gái Dachar gặp những vấn đề về thị lực. Dachar đã cho con đeo kính với hi vọng nó sẽ giúp ngăn ngừa các rắc rối về mắt trong tương lai. Nhưng năm nay lên 4 tuổi, cô bé đã phải trải qua cuộc phẫu thuật cả hai bên mắt. Các bác sĩ cho biết, con gái Dachar mắc bệnh suy giảm thị lực hay còn gọi là bệnh "mắt lười" – khi hai mắt không phối hợp hoạt động cùng nhau, khiến một mắt tốt, còn một mắt dần suy thoái. Hậu quả là không chỉ thị lực giảm mà người bệnh còn bị hiện tượng mắt lệch, mắt lác.
Cuộc phẫu thuật mắt cho cô bé 4 tuổi đã diễn ra hôm 31/10 vừa qua. Nhờ đó, bé gái đã có thể sử dụng đồng thời cả hai mắt. Bác sĩ khuyên Dachar, nếu phát hiện con gái biểu hiện triệu chứng tương tự, không được cho bé sử dụng điện thoại, iPad, máy vi tính và tivi. Bởi ánh sáng phát ra từ các thiết bị này là nguyên nhân chính làm suy giảm thị lực tới mức đòi hỏi phải phẫu thuật.Một vấn đề khác không kém phần nghiêm trọng là từ khi bị nghiện điện thoại di động, con gái Dachar dễ dàng trở nên thiếu tập trung. Cô bé không thể ngồi yên hay tập trung vào việc gì đó nếu không có chiếc điện thoại di động trên tay.
Cảnh báo những đứa trẻ trong lồng
Thạc sĩ Nga cho biết nếu cứ sống như hiện nay ở các gia đình thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng ta có thể nuôi ra những “con gà công nghiệp” chỉ biết những kiến thức hình ống tre.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm.
Khi sự gắn kết không có chỉ có điện thoại và tablet thì chúng ta sẽ tạo ra những “bộ não mới” cho trẻ và đến đời con, đời cháu chúng ta thực sự không biết sẽ như thế nào?
Ngoài ra, trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác. Liên kết thần kinh của trẻ sẽ bị thay đổi.
Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến con người khó đi vào giấc ngủ.
Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể điều này đã được chứng minh.
Có một vị giáo sư nổi tiếng đã kể rằng ông thấy mình khoẻ hơn rất nhiều chỉ sau khi thay đổi thói quen check mail của mình. Ông chỉ check mail khi đến cơ quan thay vì vừa ngủ dậy đã check mail ngay.
Thực tế, không ít đứa trẻ ngủ không đủ giấc vì bận mải chơi điện thoại và có những đứa trẻ học lớp 6 nhưng trí tuệ chỉ bằng lớp 4. Thua kém nhau 2 năm trí tuệ, 2 tuổi khôn ở đứa trẻ là điều cực kỳ nguy hiểm cho mỗi bé.
Những hình ảnh ta thường bắt gặp thường xuyên đó là trên bàn ăn gia đình hay trong nhà hàng, những thành viên trong gia đình, những người bạn cúi mặt xuống chiếc smartphones, tablets để nhắn tin, lướt facebook, instagram thay vì ngẩng lên trò chuyện với nhau.
Chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học nhưng đã thông thạo cách vào youtube xem hoạt hình siêu nhân, công chúa.
Thế hệ mới này được gọi là thế hệ thạo công nghệ, nhưng thế hệ này cũng đồng thời là thế hệ đang phải đối diện với một loạt các vấn đề mới nảy sinh: cô đơn trên mạng, khủng hoảng ngôn ngữ và giao tiếp, trưởng thành giả,…
Các hiện tượng này, đặc biệt ở trẻ em, gây ra những vấn đề có thật trong sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung.