Trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở và giải pháp được nhiều mẹ lựa chọn là hút mũi cho bé. Nhưng liệu cách làm này có đúng và đâu là cách hút mũi đúng chuẩn và an toàn cho bé? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Khi thay đổi thời tiết, khi bé bị ho, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản,…đều có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Nhiều cha mẹ rất lo lắng về tình trạng nghẹt mũi của bé và đã lựa chọn cách hút mũi để giúp bé dễ chịu hơn.
Cụ thể, các chứng bệnh đường hô hấp đa phần đều có sự xuất hiện của đờm. Đờm có thể ở vị trí cuống phổi, ở xoang mũi, khoang miệng, phế quản,… gây ra tắc nghẽn và cản trở đường thở khiến bé khò khè, khụt khịt, khó thở. Trong khi trẻ sơ sinh chưa biết xì mũi để tự đẩy đờm, chất nhầy ra ngoài nên tình trạng nghẹt mũi không tự thuyên giảm nếu mẹ không có biện pháp can thiệp. Vậy cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có.
Đa số là tình trạng đờm, nghẹt mũi không quá nguy hiểm tuy nhiên có nhiều bé nếu để đờm quá đặc, quá nhiều khiến lượng không khí lưu thông vào trong phế nang khiến trẻ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. Lúc này, việc hút mũi là cần thiết để giúp lấy các dịch đờm ra khỏi hệ thống mũi miệng của bé, giúp đường thở thông thoáng, giúp bé hô hấp tự nhiên, đều đặn, để bé thoải mái và dễ chịu hơn.
Trong những trường hợp sau đây, cha mẹ nên hút mũi cho trẻ sơ sinh:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bị khò khè, khó thở, không tự xì mũi, khạc nhổ đờm.
- Trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, khó khăn khi thở và ăn, bú, trẻ ngạt mũi và quấy khóc.
- Trẻ ho, có đờm xanh, mũi có đờm đặc khó lấy ra.
- Trẻ sốt cao, có biểu hiện khó thở cần được lấy đờm ra gấp.
- Hút mũi khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Trong bệnh viện, các bác sĩ y tế thường sử dụng các máy hút để hút đờm trong trường hợp bé bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản,…Áp lực của các máy này thường lớn, lực hút mạnh nên cần những nhân viên y tế có chuyên môn sử dụng thì mới không gây ra tình trạng tổn thương, xuất huyết niêm mạc mũi, họng của bé.
Tuy nhiên, với các trường hợp bé được điều trị tại nhà với tình trạng không quá nặng, thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: dụng cụ chữ U, bóng hút mũi, hút mũi dạng dây, máy hút mũi chạy bằng điện hoặc pin, máy hút mũi dạng ống bơm,…để thực hiện hút mũi đúng cách và theo chỉ thị của bác sĩ nhé.
Sau đây là hướng dẫn các bước để hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn mà mẹ cần biết:
Tùy vào loại dụng cụ mà bạn đang có bạn có thể hút mũi cho trẻ bằng các loại chuyên dụng nào cũng được, miễn là dụng cụ đó phải được làm từ nguyên liệu an toàn cho bé và được khử trùng sạch sẽ. Sau khi rửa sạch với nước sạch và xà phòng, nước rửa chuyên dụng thì mẹ cần xả lại nhiều lần với nước, sau đó đem tráng lại bằng nước sôi rồi để khô ráo thì mới đem ra sử dụng. Chú ý nguyên liệu của dụng cụ hút mũi phải chịu được nhiệt độ cao, an toàn.
- Trước tiên, mẹ đặt bé nằm trên một chiếc gối cao vừa phải, để bé nằm hơi nghiêng nhằm hút mũi dễ hơn.
- Tiếp đó, bạn dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mũi trẻ từ 2-3 giọt. Cố gắng giữ nước muối trong mũi bé ít nhất từ 10s.
- Sau đó chờ khoảng 1-2 phút để cho mũi của bé ẩm, giúp tránh được tổn thương các niêm mạc mũi khi hút mũi. Việc này cũng giúp các dịch nhầy, đờm trong mũi bé được lỏng hơn và loãng ra sẽ dễ dàng được hút ra hơn.
Nếu sử dụng ống bơm, ống hút:
- Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm ở mũi bé sao cho ống bơm bịt kín lỗ mũi.
- Tiếp đó, nhẹ nhàng thả tay cầm ra để tạo lực hút, hút chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Sau đó tiến hành bóp và đẩy dịch nhầy vừa hút được vào bông hoặc giấy vệ sinh.
- Sau khi hút xong một mũi thì rửa sạch ống hút và lặp lại tương tự với mũi còn lại.
- Sau 10 phút khi hút xong mà bé vẫn khò khè khó thở thì bạn hãy lặp lại quá trình hút mũi 1-2 lần nữa cho đến khi mũi sạch (nước mũi hút ra đã trong).
Lưu ý không nên đưa ống hút vào quá sâu dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé nhiều. Nếu bé khóc dữ dội và chống đối thì bạn có thể tạm dừng hành động hút mũi lại và dỗ bé. Khoảng 5-10 phút sau mới thử lại.
Nếu sử dụng dụng cụ hút mũi hình chữ U:
- Đầu tiên, để đầu vòi lớn vào trong mũi bé, đầu nhỏ hơn được nối với ống trụ dài dùng để chứa dịch mũi sau khi hút ra.
- Bạn cho đầu còn lại của dụng cụ lên miệng vào thực hiện thao tác hút. Số lượng dịch mũi được lấy ra tùy vào lực hút của bạn. Bạn không phải lo lắng dịch mũi của bé sẽ rơi vào miệng mình vì nó đã được thiết kế đặc biệt.
- Thực hiện cho đến khi hút hết dịch trong mũi bé. Sau khi hút sạch một mũi thì rửa đầu vòi và thực hiện với bên mũi còn lại.
- Cuối cùng, sau khi hút xong 2 bên mũi thì chỉ cần vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý là được nhé.
Như vậy, cha mẹ đã biết có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không và các bước hút mũi đúng chuẩn để đảm bảo >hút mũi cho bé sạch, mũi bé không bị tổn thương. Tuy nhiên thực hiện hút mũi cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc sau đây:
- Tham khảo ý khiến bác sĩ trước khi quyết định có được hút mũi cho trẻ sơ sinh không. Nếu chưa thực sự cần thiết, mẹ chỉ nên nhỏ thuốc mũi cho bé.
- Cha mẹ trước khi thực hiện hút mũi cho trẻ sơ sinh phải vệ sinh sạch tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.
- Khi thực hiện các thao tác vệ sinh mũi và hút mũi cho bé cần làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Đặc biệt là khi hút mũi cho trẻ bằng ống bơm cần rất chú ý vì ống bơm có thể làm tổn thương các niêm mạc của mũi gây chảy máu, sưng, viêm mũi dẫn đến làm tăng nặng tình trạng khó thở ở trẻ.
- Không nên lạm dụng việc hút mũi, không thực hiện việc hút mũi quá 2 - 3 lần/ngày. Hút mũi nhiều sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có ở cấu trúc mũi cho trẻ. Đồng thời, bên tiến hành hút mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh trẻ khóc gây nôn trớ và thực hiện khi trẻ còn thức để nắm được phản ứng của trẻ.
- Sau khi hút đờm cho trẻ xong, mẹ cần vệ sinh lại mũi, miệng và họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên không được nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày, nếu nhỏ quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.
- Nếu trong quá trình hút mũi bé có hiện tượng bị hắt hơi thì các mẹ không nên quá lo lắng vì phản xạ hắt hơi cũng có thể hỗ trợ một phần để đẩy đờm rãi ra ngoài. Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, khóc dữ dội thì nên dừng việc hút mũi lại và thử lại trong một vài tiếng sau đó.
- Khi bé ốm nên cho bé uống đủ nước và tăng cường bú mẹ.
- Sau mỗi lần hút mũi cho trẻ cần vệ sinh, khử trùng, làm sạch tất cả các bộ phận của ống hút hay các dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và nước ấm hoặc có dung dịch sát khuẩn.
- Nếu bạn hút mũi cho bé trong 3 ngày, mỗi ngày từ 1-2 lần mà tình trạng nghẹt mũi, khó thở của bé không đỡ thì nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy, qua các thông tin mới được chia sẻ trên đây, hẳn các các chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không và cách hút mũi an toàn cho bé. Mẹ hãy theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ để quyết định hút mũi cho trẻ. Đồng thời, khi thực hiện, các chị em nhớ làm đúng các thao tác, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho trẻ, tránh những tác dụng ngược không mong muốn có thể xảy ra. Chúc các bé của chúng ta mau khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn nhé!