Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Bài viết này sẽ giúp mẹ có câu trả lời cho nỗi băn khoăn này.
Nôi và võng là hai vật dụng gắn liền với giấc ngủ của trẻ em Việt Nam được các bà, các mẹ sử dụng từ bao đời nay. Tuy nhiên, gần đây có một số quan điểm cho rằng việc để >trẻ sơ sinh nằm võng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Liệu quan điểm này có đúng hay không?
Có nên cho >trẻ sơ sinh nằm võng không?
Trước quá nhiều thắc mắc của các bà, các mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định việc để trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không. Qua những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là những tổn thương đến từ các tác động như rung lắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ.
Mặt khác, các nghiên cứu cũng khẳng định nếu trẻ bị tác động rung lắc từ 3-5 giây thì não trẻ sẽ bị tổn thương. Do đó, võng không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, nhất là những bé dưới 3 tháng tuổi.
Ngoài ra khi cột sống của trẻ còn non nớt cũng không nên để trẻ nằm trong tư thế theo chiều cong của võng.
Những mối nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng
1. Trẻ sơ sinh nằm võng gây khó thở
Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh nằm võng có thể vô tình rơi vào tư thế khiến trẻ khó thở như: trẻ nằm nghiêng sang một bên mà chưa biết lật người lại, mũi đè xuống võng gây ngạt thở.
Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ bắt buộc phải nằm ở tư thế cong người, gập cổ, tư thế này không dễ cho hô hấp.
2. Bé nằm võng dễ bị mắc kẹt
Cấu tạo của một chiếc võng sẽ bao gồm những sợ vải nhân tạo, lưới hay dây đan vào nhau. Nếu không chú ý trẻ bị mắc vào những sợi đó có thể bị kẹt, làm trẻ bị thương.
3. Trẻ sơ sinh nằm võng có nguy cơ bị ngã
Không phải lúc nào mẹ cũng có thể quan sát trẻ, những lúc lơ là, mẹ không để ý, trẻ ngủ ở võng trở người rất dễ ngã xuống đất bị thương, nhất là những bé 3 tháng tuổi đang thích lăn lộn.
4. Trẻ bị phụ thuộc vào võng
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc để trẻ nằm võng đung đưa sẽ bớt vất vả vì bớt được việc ru bé đong đưa suốt buổi. Đối với những đứa trẻ khó ngủ, ưa chuyển động đung đưa nhẹ nhàng lại thích điều này. Tuy nhiên, việc để trẻ quen với việc nằm ngủ với võng sẽ khiến trẻ không thể rời chiếc võng khi trẻ lớn hơn, và khi ấy mẹ lại mất thời gian tập cho trẻ ngủ không cần võng.
5. Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều không tốt cho não bộ và hệ thần kinh
Không thể phủ nhận tác động của võng đến tiền đình và não bộ của chúng ta. Minh chứng là những người dễ bị say tàu xe khi nằm võng thường xuyên bị chóng mặt. Chuyển động đung đưa của võng được cho là không tốt cho trẻ não bộ của trẻ sơ sinh khi mà cấu tạo não bộ của trẻ còn non nớt, cần được ổn định.
6. Trẻ nằm võng có nguy cơ bị rôm sảy
Chúng ta thường nghĩ rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm võng giúp trẻ bớt nóng ở lưng, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chọn vải võng có chất lượng không tốt, trẻ sẽ bị nóng thêm và mọc nhiều rôm sảy.
Những điều lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng
Những thông tin trên chắc hẳn đã giải đáp được phần nào những băn khoặn của nhiều mẹ rằng không biết trẻ sơ sinh có nên nằm võng không? Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ bỉm sữa thì việc cho trẻ nằm võng đúng cách vừa loại bỏ nguy hại khi trẻ nằm võng mà vẫn mang lại sự thoải mái nhất định cho trẻ. Vậy để chắc chắn rằng bạn đã cho trẻ nằm đúng cách thì hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Đặt bé nằm võng trong tư thế nằm ngửa, không để trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng.
- Kiểm tra toàn bộ khung võng, võng và các phụ kiện trên võng đảm bảo an toàn đối với trẻ.
- Không cho trẻ nằm võng cùng với đồ chơi, gối, chăn,…
- Chọn võng có chất lượng tốt, vải võng thoáng, mát.
- Khi trẻ nằm võng phải tháo các loại phụ kiện trên người trẻ ra tránh trường hợp trẻ bị vướng, mắc vào võng.
- Không để trẻ lớn nằm võng cùng trẻ sơ sinh.
- Chú ý quan sát trẻ không rời mắt.
- Đặt tấm đệm mềm dưới võng đề phòng trường hợp trẻ rơi xuống cũng vẫn được an toàn.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trong vòng 6 tháng đầu đời nên để trẻ sơ sinh nằm trong một chiếc cũi chắc chắn là tốt nhất.