Cha mẹ không nhất thiết phải tập cho con ngủ riêng luôn bởi việc ngủ chung với bố mẹ cũng có một số lợi ích nhất định.
Trong khi hầu hết trẻ em lớn lên ở các nước phương Tây thường ngủ trong phòng riêng của chúng (phòng trẻ mẫu giáo là một đặc điểm chung trong các ngôi nhà phương Tây), thì bố mẹ người Châu Á vẫn ngủ chung với trẻ nhỏ. Về mặt văn hóa, nhiều người trong chúng ta thích có con ở gần trong tầm tay, bởi vì chúng ta cảm thấy rằng trẻ an toàn hơn khi ngủ cùng bố mẹ.
Dưới đây là những gì các nhà nghiên cứu đã tìm ra:
Một cuộc khảo sát được thực hiện với một nhóm sinh viên tâm lý học đại học cho thấy những người trưởng thành từng ngủ chung với bố mẹ "có lòng tự trọng cao hơn và ít cảm giác tội lỗi, lo lắng hơn". Điều này đặc biệt đúng ở nam giới.
Một người được hỏi thậm chí còn nói: "Tôi luôn có cảm giác an toàn khi biết rằng nếu tôi có một giấc mơ xấu, tôi có thể bò lên giường với mẹ và bố".
Hơn nữa, việc ngủ chung với bố mẹ đã giúp những người được hỏi trở nên thoải mái khi tiếp xúc với những người khác.
Bố mẹ không ủng hộ việc ngủ chung thường làm như vậy để khuyến khích sự độc lập ở con cái, vì người ta tin rằng ngủ riêng có tương quan với sự độc lập. Tuy nhiên, James McKenna, Tiến sỹ, người từng là giám đốc của Phòng thí nghiệm giấc ngủ của mẹ và bé tại Đại học Notre Dame, chỉ ra rằng ngủ chung có thể thực sự góp phần giúp trẻ trở nên độc lập, tự tin và có năng lực xã hội hơn.
Tiến sỹ McKenna lưu ý rằng: "Một nghiên cứu về trẻ em Anh đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ không bao giờ ngủ cùng giường với bố mẹ của chúng có nhiều khả năng khó kiểm soát hơn, kém hạnh phúc hơn và hay có những cơn giận dữ lớn hơn những đứa trẻ được ngủ cùng giường với bố mẹ.
Chúng cũng sợ hãi và phụ thuộc vào bố mẹ nhiều hơn những đứa trẻ luôn ngủ trên giường bố mẹ" - McKenna viết.
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cảnh báo không nên ngủ chung với trẻ dưới sáu tháng tuổi. APP hướng dẫn về giấc ngủ an toàn, được cập nhật vào năm 2016, khuyến cáo cha mẹ nên tránh ngủ chung giường với trẻ sơ sinh, tốt nhất là cho đến khi bé tròn 1 tuổi, ít nhất là trong 6 tháng đầu bé nên ngủ chung phòng với bố mẹ, nhưng không cùng giường.
Tiến sĩ McKenna từ lâu đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bố mẹ ngủ chung với con cái, đặc biệt là liên quan đến việc cho con bú và ông thấy được lợi ích của việc ngủ chung giường. Trong một nghiên cứu năm 1997, ông đã phát hiện ra rằng: "Những đứa trẻ mà thường xuyên ngủ chung giường với mẹ, bú thường xuyên và ngủ giấc dài hơn vào ban đêm hơn so với những đứa trẻ khác, thì điều này có tác động tích cực đáng kể đến >sức khỏe của chúng vì việc cho con bú làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới".
Tuy nhiên, trong hướng dẫn ngủ chung an toàn của mình, Tiến sỹ McKenna nhấn mạnh tầm quan trọng nhận thức của bố mẹ rằng giường người lớn không được thiết kế để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và những gì diễn ra trên giường là rất quan trọng. Ví dụ, không bao giờ nên đặt em bé trên giường mà người lớn đang ngủ, cũng như không nhận thức được rằng trẻ sơ sinh đang ở trên giường với mình. Trẻ nên luôn luôn ngủ với người lớn, chứ không phải là một đứa trẻ lớn tuổi hơn như anh chị em.
Tiến sĩ McKenna nhấn mạnh: "Bất kể trẻ sơ sinh ngủ trên cùng một giường với bố mẹ, trong nôi hay cũi riêng, cùng phòng với bố mẹ hoặc trong phòng riêng, tất cả nên tuân theo các hướng dẫn tương tự: trẻ sơ sinh phải luôn ngủ nằm thẳng lưng, trên bề mặt chắc chắn, sạch sẽ, không có khói thuốc, được che phủ dưới ánh sáng (thoải mái) và không bao giờ đội kín đầu trẻ".