Nếu thấy trẻ sơ sinh có một trong những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi nó hoàn toàn bình thường thôi.

13:45 29/01/2018

hững hiện tượng sau đây của trẻ sơ sinh có thể sẽ khiến cha mẹ giật mình thon thót vì không biết có phải bé bị làm sao không. Nhưng thực tế không hẳn vậy, cha mẹ hãy cùng xem những hiện tượng đó là gì, khi nào mới nên lo lắng.

1. Giật mình khi ngủ

Khi bé bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu thì cơ thể bé bỗng giật mạnh. Đây là hiện tượng rung giật của các nhóm cơ và khá bình thường ở trẻ, gần giống như nấc cục. Mỗi khi giật mình trong lúc ngủ, 2 tay bé giơ cao, chân co lại ở tư thế phòng vệ.


 
Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé có dấu hiệu co giật thực sự, mắt cử động bất thường, khó thở, người xanh xao, nhợt nhạt, hoặc hiện tượng giật kéo dài 5 phút hoặc lâu hơn thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

2. Ngạt mũi, khó thở

Trong thời kì mang thai, hàm lượng estrogen tăng cao đột biến gây ra tình trạng viêm sưng ở niêm mạc mũi, thậm chí có dịch nhầy ở người mẹ. Điều này để lại "di chứng" với em bé sau khi ra khỏi bụng mẹ và cũng làm cho bé bị ngạt mũi, khó thở. Hiện tượng này có thể kéo dài hàng tháng sau khi sinh.

Hiện tượng ngạt mũi có thể kéo dài hàng tháng sau khi sinh (Ảnh minh họa).

Nhưng những dấu hiệu này có thể trở nên đáng báo động nếu khó thở kèm theo dấu hiệu cánh mũi phập phồng, bụng hóp vào. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

3. Ngực bé bỗng nở nang

Bé sơ sinh trai hay gái có thể có bộ ngực phát triển, nhìn như bị sưng hoặc như có khối u to, mềm; thậm chí một số bé còn bị sưng dưới núm vú. Đây phần lớn là dấu hiệu sinh lý bình thường ở bé sơ sinh do sự có mặt trong thời gian ngắn của các hormone estrongen của người mẹ truyền vào con từ khi còn trong bụng. Hiện tượng sưng sẽ giảm dần và không đáng lo ngại.

Hiện tượng ngực nở đối với trẻ sơ sinh là bình thường (Ảnh minh họa).

Chỉ khi nào cha mẹ thấy hiện tượng sưng vú mà chạm vào đau, chỗ sưng có màu đỏ kèm theo sốt thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vì vậy cha mẹ cần đưa bé đi gặp abcs sĩ để được thăm khám kịp thời.

4. Ho, khạc ra chút máu

Hiện tượng này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng cha mẹ hãy thật bình tĩnh để suy xét vì rất có thể bé đã nuốt phải chút máu từ vú viêm của mẹ trong quá trình bú. Hoặc cũng có thể thực quản của bé bị xước do cố rặn ra để ho, khạc. Nếu sau đó bé vẫn sinh hoạt bình thường thì hiện tượng này cũng không quá đáng lo ngại.

Ho, khạc nhiều có thể khiến họng bé bị chảy máu (Ảnh minh họa).

Nhưng nếu bé có thêm biểu hiện bất thường như mệt mỏi, ốm, nôn ra nhiều máu, khạc nhổ ra máu sau khi ăn thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

5. Da màu vàng cam

Nếu da bé không vàng vọt, mắt vẫn trong, trắng đều thì đây không phải là bệnh vàng da. Da bé có màu vàng cam là do ảnh hưởng của carotene có nhiều trong khoai lang, cà rốt mà bé đã nạp vào cơ thể mà thôi.

Vàng da chưa hẳn là bệnh mà có thể do lượng carotene từ trong nguồn thực phẩm của bé (Ảnh minh họa).

6. Hơi thở không đều

Mẹ có thể thấy lúc thì bé thở nhanh, lúc lại thở rất chậm. Đặc biệt khi bé ngủ, bạn có thể để ý rằng bé tạo ra những âm thanh lạ lùng và tốc độ hơi thở đi từ chỗ rất nhanh, nông tới mức gần như không thở. Hiện tượng nhịp thở theo chu kì như vậy cũng rất bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vấn đề là hãy cho bé thời gian để điều chỉnh nhịp thở của mình.

Trẻ sơ sinh chưa biết cách điều chỉnh nhịp thở nên còn lúc nhanh lúc chậm (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy bé có vẻ như đang vật lộn, hoặc cố gắng để thở, miệng môi xanh nhợt hoặc xám thì cần đi khám ngay.

7. Táo bón

Hiện tượng táo bón của bé cũng vậy, không quá đáng ngại như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Táo bón có thể làm cho bé chỉ đi tiêu 1 lần mỗi tuần.

Mát-xa bụng sẽ giúp giảm hiện tượng táo bón ở trẻ (Ảnh minh họa).

Nếu thấy bé quá khó khăn mỗi lần đi vệ sinh, phân thành các viên lổn nhổn hoặc ngay trong tháng đầu sau sinh mà bé không đi tiêu đều đặn mỗi ngày thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Theo T.P/Afamily/Helino