Các chuyên gia dinh dưỡng phần đa đều có chung nhận xét ăn dặm kiểu Nhật có nhiều lợi thế so với ăn dặm truyền thống.
Để trẻ lớn lên có một nề nếp ăn uống hoàn chỉnh, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần thực hành thói quen ăn uống tốt cho con.
Ăn dặm kiểu Nhật cũng là một cách được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa với mong muốn có thể giúp con cảm thấy ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất >dinh dưỡng.
1. Ăn dặm kiểu nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn.
Ngoài ra, thức ăn theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật cho rằng như thế sẽ kích thích trẻ nhai, sau đó mới nuốt, do đó sẽ cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Việc trẻ phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến chúng thấy ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của trẻ thường rất màu sắc và được tạo hình rất đẹp. Việc này được lý giải là để trẻ thấy đủ hấp dẫn để thưởng thức bữa ăn.
Đặc biệt, khác hẳn với cách nuôi con của nhiều mẹ Việt, các mẹ ở Nhật khi cho con ăn dặm tuyệt đối không ép con ăn. Lý giải về điều này, các mẹ cho rằng, nếu ép con ăn sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Từ đó, các bé sẽ càng sợ ăn hơn nữa.
Khái niệm không ép ăn ở phương pháp này các mẹ chỉ nên hiểu là khi trẻ khóc hay có những phản ứng dữ dội, chúng ta không nên bắt trẻ ăn bằng được. Việc này vừa khiến con cảm thấy bị ám ảnh với những bữa ăn, mà quan trọng hơn là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sặc thức ăn vào đường thở.
2. Ăn dặm kiểu nhật như thế nào?
Bác sĩ Hải nhấn mạnh: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không chỉ giúp các mẹ học được sự cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến thức ăn cho con mà đây còn là phương pháp giúp trẻ ăn thô sớm, cơ hàm phát triển tốt hơn khi nhai, nuốt.
Trong trường hợp trẻ vốn đã biếng ăn, chúng ta không nên dồn ép, bắt trẻ ăn hết lượng thức ăn lớn liền một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ra, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng trẻ được ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết. Tránh tình trạng bỏ mặc trẻ dễ rơi vào thể còi xương, suy dinh dưỡng.
Ăn dặm kiểu nhật được hiểu đơn giản là dạng:
- Trẻ ăn thô sớm
- Ăn đa dạng thức ăn
- Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn dưới dạng đông lạnh, trữ đông trong tủ lạnh có thể đến cả tuần, rồi mỗi bữa ăn sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.
- Cho bé ăn các món ăn riêng rẽ, không trộn chung với nhau như Ăn dặm truyền thống của Việt Nam.
- Luôn tôn trọng ý thích, ý muốn của trẻ.
Từ những thực tế kể trên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi thế của phương pháp này, bởi vậy ăn dặm kiểu Nhật cho bé đang là lựa chọn của nhiều bà mẹ, với hy vọng là giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ phương pháp ăn uống nào khác đều phải đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Về mức độ thô của thức ăn, chúng ta cần tùy theo tình trạng thực tế của trẻ. Những hôm trẻ yếu mệt, hãy cho ăn thức ăn loãng và lỏng hơn thường ngày.
3. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn nhạt
- Cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm: tinh bột – đạm – vitamin.
- Cân bằng dinh dưỡng giữa thực phẩm với lượng sữa.
- Cho bé ăn theo nhu cầu.
- Không ép ăn hay ép uống.
- Không đi rong, cho bé ngồi ghế ăn nghiêm túc.
- Không xem tivi hay chơi đồ chơi, nghịch điện thoại, ipad… trong khi ăn.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
- Không so sánh khả năng ăn của trẻ so với những bé khác.
- Bố mẹ cần thống nhất về quan điểm lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con.
- Các mẹ cần đặc biệt lưu tâm lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng trẻ mà cho trẻ ăn thô sớm hay muộn.
- Và mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ