Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết cha mẹ cần có quy trình ăn dặm hợp lý giúp bé nhận biết mùi vị và cấu trúc của thực phẩm tốt hơn, giảm sự phản kháng và biếng ăn ở trẻ.
Theo báo cáo của GS. Harris, ĐH Birmingham (Vương Quốc Anh) về sự phát triển khung vị ảnh hưởng đến quy trình ăn dặm ở trẻ em, trẻ sẽ trải qua quá trình phát triển và làm quen với những vị thức ăn cơ bản sau:
- Những vị không cần nỗ lực (vị ngọt, vị mặn).
- Những vị cần nỗ lực (vị chua, vị đắng).
- Vị tự phát triển (umami).
Việc làm quen với các khung vị hỗ trợ trẻ nhận biết mùi vị và cấu trúc thực phẩm tốt hơn, giảm sự phản kháng và biếng ăn của trẻ. Trong thời gian ăn dặm, trẻ có thể phát triển kỹ năng ăn uống theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cha mẹ giúp bé nhận ra các vị không cần nỗ lực, các vị cần nỗ lực và vị tự phát triển.
- Giai đoạn 2: Giúp trẻ vượt qua vị đắng và phát triển vị umami, đa dạng nguồn đạm.
- Giai đoạn 3: Phối hợp đa dạng nguồn >dinh dưỡng trong giai đoạn này. Nếu cha mẹ không thực hiện tốt ở 2 giai đoạn trên, trẻ có thể phản kháng vì lúng túng về vị giác.
Mặt khác, trẻ cần phải được dạy khám phá thức ăn theo cách riêng thông qua hoạt động bốc và gặm thức ăn. Từ đó khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ do cấu trúc không gian thức ăn không quen thuộc. Do đó, ngoài đút muỗng cho trẻ, cha mẹ cũng nên cho trẻ tự khám phá thức ăn ở giai đoạn này.
Việc tập >cho trẻ ăn dặm theo 3 giai đoạn sẽ mang lại nhiều tác dụng:
- Trẻ sẽ ít thay đổi về tâm lý khi ăn, không còn lười ăn.
- Trẻ quen dần về cấu trúc và mùi vị thức ăn từ đó dễ dàng chấp nhận đa dạng thực phẩm.
- Trẻ ít bị dị ứng thức ăn hơn.
- Trẻ sẽ tăng trưởng và phát triển đầy đủ về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi.
Theo các chuyên gia, 6 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu phát triển những kỹ năng vận động, có thể chấp nhận và phân biệt những nguồn thực phẩm khác sữa mẹ về mùi vị, cấu trúc.
Dựa trên nguyên tắc khung vị và phát triển của não bộ trong nhận thức độc lập, cha mẹ có thế tham khảo quá trình tập cho trẻ ăn dặm theo các giai đoạn cụ thể dưới đây.
Keo dài trong 4 tuần đầu tiên, nhằm phát triển khả năng làm quen với những vị không cần nỗ lực (ngọt/mặn), những vị cần nỗ lực (vị chua/đắng), vị tự phát triển (vị umami).
- Tuần 1: Nhận biết phản ứng của trẻ, nhu cầu đói của trẻ mỗi ngày và nhận biết thời gian trẻ thích ăn.
- Tuần 2: Giới thiệu nguồn đạm và chất sắt bên cạnh việc giới thiệu vị đắng để hỗ trợ nhận biết khung vị cần nỗ lực.
- Tuần 3: Giúp trẻ làm quen với vị đắng và vị ngọt từ rau củ.
- Tuần 4: Giúp trẻ làm quen vị đắng và vị umami tự nhiên từ thực phẩm.
- Từ tuần 5 – tuần 8: Giúp trẻ phát triển những vị cần nỗ lực và đa dạng nguồn chất đạm, hạn chế dị ứng và nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho hành vi ăn uống sau này của trẻ.
- Tuần 5: Nhằm nỗ lực phát triển nhận biết vị đắng và vị ngọt trong kết hợp.
- Tuần 6 – tuần 8: Nhằm phát triển nhận biết vị umami, đa dạng nguồn đạm cùng với tăng dần vị đắng từ rau củ.
Từ thứ 9 – tuần 12: Giúp trẻ phối hợp đa dạng vì giai đoạn này trẻ đã trải qua sự rèn luyện về vị giác cần nỗ lực và không cần nỗ lực. Đồng thời giúp trẻ phát triển vị umami và đa dạng nguồn đạm.
Giai đoạn này sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng ăn uống của trẻ thông qua khám phá cấu trúc và mùi vị theo cách riêng của trẻ.
- Từ tuần 9: Phát triển đa dạng thành phần phối hợp và giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức độc lập trong việc tự bốc ăn.
- Từ tuần thứ 12 trở đi (khoảng 10 tháng tuổi): Cấu trúc cháo có thể chuyển sang cơm nát và giới thiệu tương tự các nguồn dinh dưỡng khác như tuần 9 - 12. Mẹ có thể thêm 1 bữa phụ gồm sữa chua, phô mai, bánh tự làm… Một số nguồn tinh bột khác có thể thay thế cơm như mì, nui, bún và bánh mì sandwich.
Chúc các mẹ thành công trong hành trình khởi đầu cho >bé tập ăn dặm!
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
( Bệnh viện Hoàng gia Worcester - Vương quốc Anh)