Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn tìm mọi cách để làm sao con tăng được chiều cao, nhưng sai lầm trong cách chăm sóc không đúng lại khiến trẻ thấp còi. Chuyên gia dinh dưỡng dưới đây chỉ ra sai lầm “kinh điển” mà cha mẹ ít chú ý.
TS. Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám tư vấn >dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hiện mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận từ 200-300 trẻ em đến khám về dinh dưỡng với các vấn đề như rối loạn dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thấp còi và hậu quả của các bệnh lý nhiễm khuẩn. Theo thống kê, cứ 4 trẻ thì lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trẻ em Việt không chỉ bị thiếu 1 hoặc 2 vi chất dinh dưỡng mà là bị thiếu đa vi chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn của trẻ 2 – 11 tuổi hiện chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả.
Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là vấn đề có ý nghĩa >sức khỏe cộng đồng. Cứ 10 trẻ em thì có 7 trẻ bị thiếu kẽm, cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu máu.
Theo TS Phan Bích Nga, khi trẻ bị thiếu vi chất trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở Việt Nam là 542/1.000 trẻ sơ sinh thành thị và 691/1.000 trẻ sơ sinh ngoại ô. Hơn 77% số trường hợp viêm phổi xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ tiêu chảy trong vòng 1 năm đầu đời ít nhất là 271/1.000 trẻ.
Có nhiều sai lầm mà các cha mẹ thường mắc phải không chỉ khiến trẻ không thể cao lên mà còn bị thấp còi như: Việc dự trữ, bổ sung vitamin D và canxi của người mẹ từ trước và trong khi mang thai thường không được chú ý; Cha mẹ tắm nắng cho trẻ nhưng lại tắm nắng xuyên qua cửa kính hoặc qua tán cây. Việc làm này hầu như không có tác dụng cung cấp vitamin D cho trẻ; Khi trẻ ăn dặm thường không cho dầu mỡ vì sợ trẻ bị tiêu chảy nhưng dầu mỡ lại giúp hòa tan vitamin D…
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trẻ có phát triển tốt hay không sẽ phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng được hấp thu chứ không phải số lượng thức ăn trẻ ăn vào. Nhưng đa phần cha mẹ đều có tâm lý trẻ ăn càng nhiều sẽ càng khỏe mạnh, nhanh lớn nên “ép” con mọi cách quá khả năng tiếp nhận của bao tử. Trẻ từ đó dẫn tới tình trạng trẻ sợ ăn.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, các gia đình hiện chỉ cố gắng nhồi thật nhiều chất đạm, chất béo, không chú trọng đến chất xơ, vitamin, khoáng chất. Cách làm này gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn tới việc càng tẩm tổ con càng gầy gò.
Để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, TS Nga khuyên nên chú ý thêm những điều sau:
- Các bữa ăn của con nên được cân đối về lượng và chất cho phù hợp nhất với khả năng hấp thụ của con.
- Mỗi bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Thực phẩm được lựa chọn nên tươi mới để giữ được nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tự nhiên nhất.
- Tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói về thành phần để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ, không thừa chất cũng không thiếu chất. Nên chọn các thực phẩm được làm riêng biệt cho trẻ nhỏ.
- Bổ sung vi chất vitamin và các khoáng chất, bao gồm các hoạt động: chiến lược bổ sung sắt, acid folic, vitamin A, calci cho phụ nữ mang thai; bổ sung muối iốt, vitamin A và kẽm cho trẻ.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, Công ty cổ phần Master Tran đã chính thức ra mắt nhóm 5 sản phẩm: Kinder Multivitamin, Calciovin, Vitamin D3 nhỏ giọt, Immune và Omega 3 là các sản phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất dạng lỏng với các công dụng chuyên biệt hỗ trợ các vấn đề sức khỏe khác nhau giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.
- Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, không lạm dụng kháng sinh. Khi hệ thống miễn dịch kém nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tần suất nhiều hơn các trẻ khác. Một thực tế là lúc trẻ ốm, cha mẹ nghĩ càng cho ăn nhiều càng tốt nhưng trẻ lại sợ ăn, cố đưa thức ăn vào nhưng không ăn được, trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sút cân tạo thành vòng luẩn quẩn làm trẻ không phát triển được.