Cẩn trọng kẻo con bị mắc bệnh tiểu đường chỉ vì thói quen sai lầm của cha mẹ.
Thói quen thường nhận thấy là các bậc cha mẹ thường thích con mập mạp nên nhiều khi chỉ sợ con gầy yếu nên ép con ăn, “chiều” theo sở thích các đồ ăn nhanh giàu chất mỡ, uống nước ngọt có ga nhiều của con mà không hay mình đang tạo điều kiện để trẻ mắc bệnh.
BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn >dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, trẻ béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. Bởi vậy các bậc cha mẹ không nên quá bồi bổ để trẻ béo phì. Đái tháo đường được xác định bằng cách thử đường huyết nên các cha mẹ hãy cho trẻ đi thử máu định kỳ. Một khi trẻ đã mắc đái tháo đường, việc điều trị là không hề đơn giản.
Để tránh trường hợp >trẻ bị tiểu đường cha mẹ cần phải làm gì?
Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường, đường hấp thu nhanh như nước ngọt có ga, bánh kẹo….
Hạn chế tinh bột, thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà…, tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm.
Bữa ăn cần được kiểm soát lành mạnh khi vào hấp thu từ từ giúp trẻ có đường huyết ổn định chứ không nên no dồn đói góp. Khi trẻ đói, trẻ có thể ăn đến lên đến 130% nhu cầu. Phải chuẩn bị rau cho trẻ để hấp thu từ từ và cần chú ý tới thời gian ăn.
Nên duy trì thời gian ăn 20-25 phút, với trẻ thừa cân béo phì có thể chỉ mất 5-10 phút để hết bữa ăn. Khi ăn quá nhanh, gan không kịp chuyển hóa khiến trẻ không có cảm giác no, không duy trì đường huyết.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng chú ý đến việc chia số bữa trong ngày. Không nên để trẻ mất bữa. Trẻ bình thường ăn 3 bữa thì trẻ thừa cân béo phì nên chia nhỏ bữa ăn, dàn ra thành 4-5 bữa giúp đường huyết trẻ ổn định.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống năng động, tăng vận động là 3 điều cần thực hiện phối hợp để trẻ có sự phát triển tốt nhất. Việc tăng vận động thể lực cũng là một yếu tố để trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển triển thể lực.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay khát nước, uống nhiều nước
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
- Mệt mỏi
- Thay đổi cảm xúc
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết).
Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.