Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi cho con ăn dặm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để mẹ tham khảo.

13:00 23/02/2020

Nội dung bài viết

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của viện >dinh dưỡng

Một số lưu ý khi cho >bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi cho con ăn dặm. Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu làm quen và thích ứng với một số món ăn nên mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để bé có >sức khỏe tốt và phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để mẹ có thể tham khảo.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa và thực đơn như thế nào hợp lý? - Ảnh minh họa: Internet.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?

Khi trẻ bước vào giai đoạn tháng thứ 7, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với số bữa tối thiểu là 2 bữa và tối đa là 3 bữa trong một ngày. Các món ăn bắt đầu bổ sung thêm một số thành phần thiết yếu để hỗ trợ phát triển thể chất và trí não của bé.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Đối với trẻ 7 tháng tuổi, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Ăn bắt đầu từ các món ăn loãng, lỏng sau đó đặc dần.

Bé 7 tháng nên ăn dặm từ các loại bột loãng - Ảnh minh họa: Internet.

Ăn từ khẩu phần ít đến nhiều.

Ăn bắt đầu từ đồ ăn nhạt.

Luôn duy trì việc cho bé bú sữa mẹ.

Không nêm nhiều gia vị vào món ăn dặm.

Nấu cháo theo tỉ lệ cứ 10g gạo thì nấu với 70ml nước, đảm bảo cho cháo loãng.

Thêm chất béo có lợi, lành mạnh từ thực vật cho bé.

Mẹ có thể bổ sung sữa ngoài nếu không cho bú mẹ.

Ở độ tuổi này, mẹ vẫn cần duy trì cho bé bú khoảng 800ml sữa mẹ và bổ sung 2-3 bữa cháo trong ngày. Vậy bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo? Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé chưa được như người lớn, khẩu phần cháo cho bé khoảng 100ml-200ml la vừa đủ.

Dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung các chất thiết yếu sau để đảm bảo cho bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện:

Tinh bột: chủ yếu từ bột gạo tẻ.

Đạm: Mẹ có thể bổ sung từ tôm tươi bóc vỏ, giã nhỏ, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc xay, cá quả bỏ xương nghiền nhỏ, gan gà hoặc lợn đã được xay nhuyễn.

Cung cấp đạm từ tôm tươi bỏ vỏ và nghiền nhỏ - Ảnh minh họa: Internet.

Rau xanh: một số loại rau xanh giã nhỏ, nghiền nhuyễn.

Dầu ăn: 1 thìa cà phê, mẹ có thể sử dụng các loại dầu như dầu oliu để thay thế, rất có lợi cho bé.

Nước.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm cho bé của viện dinh dưỡng mà mẹ có thể tham khảo cho con như sau:

Thực đơn cho bé buổi sáng

Mẹ lưu ý, bé ở giai đoạn ăn dặm hệ tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện như người lớn, không nên cho bé ăn bột ngay sau khi tỉnh dậy, mẹ có thể tham khảo thực đơn theo giờ cho bé như sau:

6h sáng: cho bé bú mẹ hoặc uống khoảng 50-200ml sữa công thức.

Buổi sáng mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đầu tiên - Ảnh minh họa: Internet.

9h: bữa bột đầu tiên trong ngày. Mẹ có thể lựa chọn bột thịt lợn, bột thịt gà, bột thịt bò, bột trứng. Công thức: thịt lợn/thịt bò/thịt gà/trứng nghiền + dầu ăn + bột gạo + rau xanh xay nhuyễn.

Bột thịt lợn cho bé ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet.

10h: cho bé ăn hoa quả, mẹ nên lựa chọn những hoa quả lành tính, chín mềm như hồng xiêm, đu đủ, chuối tiêu, xoài. Khẩu phần cho bé khoảng 100g hoa quả là vừa đủ.

Thực đơn cho bé trưa - chiều

Trong các bữa ăn dặm buổi trưa, mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất quan trọng như đạm cho bé:

11h: cho bé bú mẹ.

14h: sau khi bé ngủ dậy, mẹ cho bé ăn bữa bột thứ hai, có thể là bột trứng, bột cua, bột tôm, bột thịt lợn. Mẹ lưu ý chọn bột khác với bữa sáng để bé không ngán.

Bột tôm cung cấp đạm cho bé - Ảnh minh họa: Internet.

Thực đơn cho bé buổi chiều tối

Vào khoảng thời gian chiều, tối, mẹ nên cho bé ăn ít và với những chất dễ tiêu, tránh cho ăn nhiều đạm sẽ khiến bé bị đầy bụng:

16h: cho bé uống nước hoa quả như nước táo hoặc nước lê.

18h: cho bé ăn bữa bột cuối cùng trong này, có thể là bột đậu xanh, bột thịt gà, bột gan.

Bột gan cho bé ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet.

Một số lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Trong giai đoạn đầu, khi cho bé ăn dặm mẹ cần hết sức lưu ý một số điểm sau:

Theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của bé khi ăn các món ăn dặm để biết được bé có bị dị ứng loại thực phẩm nào không.

Theo dõi cả quá trình tiêu hóa, kể cả khi bé đi đại tiện xem có món nào khiến bé bị tiêu hóa kém không, đặc biệt cần để ý tình trạng và màu sắc phân.

Thời điểm này mẹ chưa nên cho bé uống nước chanh, nước cam vì có chứa nhiều axit, một số bé bị dị ứng với các loại nước này.

Trên đây là một số thông tin giúp mẹ nắm được bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa. Ở giai đoạn này, bé chỉ nên ăn tối thiểu 2 bữa và tối đa 3 bữa. Một số thực đơn mẹ có thể tham khảo để xây dựng cho bé một chế độ ăn dặm hợp lý và giàu dinh dưỡng.

Theo Cúc Nguyễn/ Phụ nữ Sức khỏe