Một bé trai bị bỏng nước nóng 100 độ C và biện pháp sơ cứu đầu tiên của người mẹ đã khiến bác sĩ cứu con thoát án tử dễ dàng.
Trẻ bị bỏng là tình huống xảy ra không ít trong cuộc sống thường ngày. Mới đây, bệnh viện Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận trường hợp trẻ bị bỏng khá nặng nhưng may mắn giảm bớt được nguy hiểm nhờ sự sáng suốt của người mẹ.
Bác sĩ Yue khoa Bỏng đã chia sẻ về trường hợp đặc biệt này: “Tại phòng cấp cứu, tôi đã điều trị cho một cậu bé 17 tháng tuổi bị bỏng nước nóng 100 độ C. Sau khi nhìn thấy vết thương của đứa trẻ, thật sự tôi đã phải ngợi khen mẹ của cậu bé vì hành động rất sáng suốt”.
Đây là một người mẹ rất có hiểu biết. Sau khi đứa trẻ bị bỏng, những người khác trong gia đình đều lập tức nói phải đưa cậu đến bệnh viện, một khắc cũng không được trì hoãn, nhưng mẹ của đứa trẻ đã không làm vậy.
Mẹ đứa trẻ nói với bác sĩ Yue: “Bởi vì tôi đọc được một bài báo khoa học đã viết một khi bị bỏng, trước tiên phải sử dụng nước lạnh để rửa vết thương trước, sau đó kịp thời đưa đến bệnh viện. Điều này có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt của da bị bỏng, tản nhiệt và giảm đau cho đứa trẻ”.
Nếu trẻ vô tình bị bỏng, cha mẹ phải chú ý 4 bước sau:
Bước 1: Xả nước
Sau khi bỏng, rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh sau đó là băng bó vết thương để tránh nhiễm khuẩn. Cha mẹ phải nhớ rằng sau khi đứa trẻ bị bỏng, vết thương phải được rửa bằng nước lạnh sạch chảy trong 10-30 phút để giảm thiệt hại cho các mô sâu. Mục đích của việc này không chỉ làm giảm nhiệt độ của vết bỏng một cách hiệu quả, mà còn giảm sưng.
Bước 2: Cởi quần áo của trẻ
Sau khi rửa và làm mát vết bỏng, hãy cởi bỏ quần áo bỏng của trẻ. Như đã đề cập trong trường hợp thứ hai ở trên. Sau khi bị bỏng cha mẹ đã cởi bỏ quần áo của trẻ luôn, khiến da của trẻ bị rách ở nhiều nơi, do vậy cần tránh tình trạng này.
Bước 3: Băng vết thương
Sau khi hoàn thành hai bước trên, hãy băng vết bỏng của trẻ bằng gạc sạch hoặc vải bông sạch. Mục đích của việc này là để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Cha mẹ phải biết rằng nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, có thể gây tử vong!
Bước 4: Đưa trẻ vào bệnh viện
Sau khi trẻ đã được sơ cứu, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất. Cố gắng đưa trẻ đến điều trị tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa về bỏng, để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những cách sơ cứu sai lầm dưới đây vẫn thường xuyên được các bậc cha mẹ áp dụng
Sử dụng đá làm mát vết thương
Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng muốn làm mát vết thương thì sử dụng nước càng lạnh càng tốt. Thực ra không phải vậy, sơ cứu bỏng chỉ dùng loại nước sạch mát thông thường. Nếu dùng loại đá lạnh sẽ rất dễ khiến vết thương bị bỏng kép. Bởi gặp nhiệt độ lạnh đột ngột, phản ứng đối kháng với nhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết thương bị nặng hơn rất dễ gây nhiễm trùng và hoại tử.
Sử dụng kem đánh răng
Theo cách chữa dân gian nhiều người cho rằng bôi kem đánh răng hay rắc vôi bột sẽ làm dịu mát vết thương bỏi vì khi bôi chúng lên cảm giác mát rất dễ chịu. Nhưng thực tế đó là một quan niệm hết sức sai lầm, bởi trong kem đánh hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm.
Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong bỏng axit bởi nó có tác dụng trung hoà axít còn dư lại. Còn đối với các trường hợp bỏng khác tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng để sơ cứu hay chữa bỏng.
Mỡ trăn hay dầu cá
Mỡ trăn rất mát, lành da nên khi bị bỏng bất kể là do nguyên nhân nào người dân nhất là các gia đình có điều kiện cũng sử dụng nó ngay lập tức để giúp nạn nhân dịu mát vết thương.
Mỡ trăn nhiều lọ không được tiệt trùng hay bảo quản cẩn thận đã bị vi khuẩn tấn công, nếu bổi lên vết thương có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.
Lòng đỏ trứng gà
Theo quan niệm dân gian trong lòng đỏ có chứa nhiều collagensẽ sẽ giúp vết bỏng mau lành, da chóng liền sẹo. Nhưng lại không hề biết rằng lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.
Không dùng thuốc chưa rõ nguồn gốc
Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Càng không có một loại thuốc nào giúp tránh được sẹo bỏng. Có sẹo hay không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính chất quyết định đó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên quan đến cơ địa, điều trị và chăm sóc sau khi khỏi...
*Thông tin mang tính chất tham khảo! Hãy đưa người bị thương đến cơ sở y tế sớm nhất