Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám gấp nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường dưới đây, khi thường xuyên cho trẻ xem tivi, điện thoại.
Rối loạn Tic (Tic Disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh. Khi có những dấu hiệu này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị, nhằm phòng ngừa biến chứng về thần kinh.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), việc dành quá nhiều thời gian cho tivi, điện thoại khiến trẻ không được đi ra ngoài hoà nhập, giao lưu với mọi người. Việc vui chơi cũng không còn diễn ra như bình thường nữa. Đứa trẻ lúc này chỉ cắm đầu, "dán mắt" vào màn hình ti vi, điện thoại.
Tivi, điện thoại trở thành người bạn thân nhất của trẻ. Chúng có thể >giải trí, học tập, "giết" thời gian bằng những thiết bị này. Tình trạng càng kéo dài, trẻ càng dễ "nghiện" các thiết bị công nghệ như ti vi, điện thoại, ipad... Dùng càng nhiều, càng kéo dài và quá tập trung, trẻ càng tăng nguy cơ mắc rối loạn Tic.
"Đa số trẻ mắc bệnh Tic hiện nay chủ yếu là do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ điện tử", Bác sĩ Khanh khẳng định.
Trong thời đại 4.0, hầu như cha mẹ nào cũng cho con em mình sử dụng các thiết bị công nghệ điện tử để trẻ đỡ bám mình và quáy phá, để bản thân có thời gian làm những việc khác. Sử dụng trong mọi hoàn cảnh, tình huống: lúc ăn, trước khi ngủ, đi học về liền dán mắt vào màn hình... Từ đó, thời gian để trẻ ra ngoài chơi, tiếp xúc với môi trường thiên nhiên ngày càng ít, dẫn đến nguy cơ mắc rối loạn Tic ở >trẻ em là điều hoàn toàn có thể xảy ra với thời đại hiện nay.
Theo chuyên gia y tế, hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
Bác sĩ chuyên khoa Nhiễm - Thần kinh này cho biết thêm: "Trẻ 4-5 tuổi trở lên, bắt đầu tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ có thể mắc hội chứng Tic". Rối loạn Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện các biểu hiện bất thường, lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Bệnh này gặp ở nhiều lứa tuổi. Nhiều nhất ở trẻ 4-5 tuổi trở lên. Đáng nói, ở những gia đình thường xuyên cho con xem tivi, điện thoại thì nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có 2 loại Tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau:
Tic vận động đơn giản là những cử động ngắn, đột ngột, lặp đi lặp lại và thường không có mục đích, chỉ liên quan đến một nhóm cơ hoặc một bộ phận cơ thể. Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.
Tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ và đôi khi là các kiểu chuyển động có mục đích. Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây rối loạn Tic. Tuy nhiên, một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này.
Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong sản phẩm làm sạch; thậm chí do bị ảnh hưởng bởi >phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Cũng có nghiên cứu cho rằng, rối loạn Tic do di truyền, do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. >Hội chứng Tic cũng có thể do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não…
Theo BS.Nguyễn Thị Thùy Vân- Khoa Nhiễm thần kinh (BV Nhi Đồng 1), thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn Tic thì rất bất ngờ do chưa từng nghe. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ mắc rối loạn Tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.
Nếu các bậc phụ huynh bắt gặp một trong những biểu hiện Tic trên dù đơn giản hay phức tạp, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất để có thể điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh hệ lụy kéo dài về sau.