Bé sẽ nổi nhiều chàm sữa hơn nếu mẹ không chịu kiêng kỵ đúng cách.
Chàm sữa là tình trạng viêm da dị ứng do phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Tác nhân gây ra dị ứng này có thể là sữa mẹ, thực phẩm từ chế độ ăn dặm, hóa chất giặt tẩy hoặc đôi khi không xác định được tên cụ thể. Người ta chỉ biết tự nhiên thấy bệnh phát ra. Bệnh được biểu hiện bằng các ban nổi ngoài da, xuất hiện ở vùng má, trán, mặt, lan xuống cằm, cổ, ngực. Để nặng sẽ lan ra lưng bụng và tay chân.
Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 1 - 3 tháng tuổi. Dần dần, tỉ lệ mắc chàm sữa giảm dần và gần như không còn sau độ tuổi 12 tháng. Ngoài việc dùng thuốc, sử dụng thực phẩm đúng cách với mẹ cũng là một phương pháp để xử lý chàm sữa. Nếu chẳng may em bé mới được 1 tháng tuổi mà đã mắc chàm sữa, mức độ nhẹ (diện tích nhỏ, chỉ khoảng 1 cái miệng chén hạt mít hoặc nốt chàm sữa thưa, nhỏ) thì bà mẹ có thể chưa phải dùng đến thuốc cho con. Các bà mẹ chỉ cần tạm thời gác lại một số thực phẩm sau thì bệnh chàm sữa của bé có thể sẽ không bùng phát lên.
Khi bé bị chàm sữa, mẹ nên kiêng những loại thực phẩm dưới đây:
Các thức ăn giàu chất cay, tê
Nhiều bà mẹ rất thích ăn các gia vị mạnh khi đi ăn bún phở ngoài hàng. Ngay cả khi mới sinh, họ cũng không bỏ được. Tuy nhiên những thực phẩm này dễ gây ngứa, kích thích tiết mồ hôi điển hình nên các đám chàm sữa trên mặt bé sẽ sẩn mạnh hơn. Chỉ cần mẹ ăn một lượng nhất định thức ăn nhiều gia vị mạnh, sữa của mẹ sẽ trở nên nóng hơn bình thường và càng bú thì bé con càng lĩnh đủ.
Bánh mỳ hay các thực phẩm làm từ lúa mì rất khó loại bỏ khỏi chế độ ăn kiêng vì có ở hầu hết các thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ đây là nguyên nhân gây dị ứng sinh ra bệnh chàm sữa lại rất dễ dàng để nhận biết. Chỉ cần trong 2 tuần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi bữa ăn và theo dõi thì có thể biết chắc chắn nó có phải là nguyên nhân gây dị ứng hay không.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch. Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.
Thêm vào đó, trong quá trình kinh doanh, người bán sử dụng một số hoá chất để tẩy trắng, bảo quản nên đây cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị dị ứng. Nếu không được chế biến kỹ, nội tạng không hết mùi tanh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa mẹ.
Các loại hải sản và thịt bò
Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid, gồm nhiều acid amin còn gắn với nhau. Chính các chuỗi peptid này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.
Các loại trứng
Giải thích cho việc mẹ nên hạn chế trứng khi con bị chàm sữa là do thành phần protein có trong trứng gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Dù cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chứa các protein có thể gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng lại phổ biến hơn.