Rơ lưỡi cho trẻ là điều cần thiết để làm sạch miệng, tránh các bệnh về nấm miệng và tưa lưỡi. Có nhiều cách rơ miệng cho trẻ theo phương pháp dân gian cũng như hiện đại. Trong đó rơ lưỡi bằng mật ong là một trong những cách được nhiều mẹ tin dùng.

13:00 16/02/2020

Nội dung bài viết

Tưa lưỡi là gì?

Rơ lưỡi bằng mật ong có tốt hay không?

Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá cỏ mực

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các loại thuốc diệt trùng khác

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch natri bicarbonat

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc nystatin

Rơ lưỡi bằng mật ong là mẹo vặt dân gian từ lâu được các bà mẹ sử dụng. Tuy nhiên, mật ong không phải cũng thích hợp để rơ lưỡi cho mọi đứa trẻ.

Rơ lưỡi bằng mật ong là mẹo vặt dân gian từ lâu được các bà mẹ sử dụng - Ảnh: Internet

Tưa lưỡi là gì?

Tưa lưỡi là cách gọi dân gian của bệnh nấm ở lưỡi. Đây là một loại nấm có tên là candida albicans gây nên. Bệnh này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi bị nhiễm bệnh, trên lưỡi trẻ sẽ xuất hiện các mảng màu trắng hoặc các đốm trắng. Có thể thấy cả ở mặt trong má hoặc mép của trẻ. Bệnh có thể tan nhanh các dấu hiệu nhưng cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan và phát triển rất nhanh trên diện rộng.

Nguyên nhân có thể do trẻ sinh non, do mẹ bị nhiễm nấm trong thời kỳ mang thai nhưng không được điều trị dứt điểm, do mẹ cho con bú không được vệ sinh sạch sẽ hoặc do các dụng cho bé bú không đảm bảo vệ sinh.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ khó tránh khỏi tình trạng tưa lưỡi. Bệnh tưa lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu, bứt rứt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn ảnh hưởng đến >sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Rơ lưỡi bằng mật ong có tốt hay không?

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm phần niêm mạc nên có tác dụng tốt đối các bệnh do vi khuẩn, nấm gây nên. Dùng mật ong có thể điều trị tốt bệnh về tưa lưỡi. Tuy nhiên nó chỉ thực tốt cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi nhưng với trẻ sơ sinh thì không được khuyến khích.

Chỉ nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mới đảm bảo an toàn. Không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh để tránh những tác dụng không mong muốn ở trên đối với trẻ - Ảnh: Internet

Trong mật ong chứa một loại độc tố từ vi khuẩn clostridium botulinum. Chất này rất nguy hiểm cho hệ thần kinh của trẻ, có thể gây nên chứng tê liệt cơ nếu nhiễm phải. Nặng hơn, khi chất độc này bị nạp vào cơ thể quá nhiều vượt ngưỡng cho phép trẻ có thể rơi vào trường hợp nguy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi, trẻ rất nhạy cảm với loại độc tố này nên sẽ vô cùng nguy hiểm nếu nhiễm phải nó. Bên cạnh, đó trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại mật ong giả, kém chất lượng nếu không biết cách lựa chọn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Như vậy chúng ta chỉ nên >rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mới đảm bảo an toàn. Không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh để tránh những tác dụng không mong muốn ở trên đối với trẻ.

Vậy nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Nếu mẹ muốn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể áp dụng các biện pháp khác như: Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, rơ lưỡi bằng nước cốt rau ngót, rơ lưỡi bằng rau hẹ hoặc bằng các dung dịch sát khuẩn an toàn hiện đại khác sẽ được hướng dẫn cụ thể ở dưới đây.

Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Cách rơ lưỡi bằng mật ong này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Cách rơ lưỡi bằng mật ong này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi - Ảnh: Internet

Chuẩn bị: Gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng, mật ong nguyên chất

Cách thực hiện: Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào chén mật ong nguyên chất rơ khắp vòm miệng của trẻ. Cuối cùng là rơ vùng lưỡi.

Sau khi rơ lưỡi xong bạn nhớ cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Chuẩn bị: Gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng, 1 nắm rau ngót, muối, bát sứ.

Cách thực hiện: Rau ngót rửa sạch, tốt nhất là lấy rau ngót được trồng ở nhà để đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật. Ngâm với nước muối loãng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Để ráo nước.

Giã nát lá rau ngót cùng với chút nước lọc, chắt lấy nước cốt cho vào bát.

Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào chén nước cốt rau ngót rơ khắp vòm miệng của trẻ. Cuối cùng là rơ vùng lưỡi.

Sau khi rơ lưỡi xong bạn nhớ cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót - Ảnh: Internet

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá cỏ mực

Chuẩn bị: Gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng, 1 nắm lá cỏ mực, muối, bát sứ.

Cách thực hiện: Lá cỏ mực rửa sạch. Ngâm với nước muối loãng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Để ráo nước.

Giã nát lá cỏ mực cùng với chút nước lọc, chắt lấy nước cốt cho vào bát.

Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào chén nước cốt lá cỏ mực rơ khắp vòm miệng của trẻ. Cuối cùng là rơ vùng lưỡi.

Sau khi rơ lưỡi xong bạn nhớ cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Chuẩn bị: Gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng, 1 nắm lá hẹ, muối.

Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, tốt nhất là lấy rau ngót được trồng ở nhà để đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật. Ngâm với nước muối loãng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Để ráo nước.

Đập dập lá hẹ, cho vào ít nước sôi khuấy đều. Chắt nước để dùng rơ lưỡi cho trẻ.

Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào chén nước lá hẹ rơ khắp vòm miệng của trẻ. Cuối cùng là rơ vùng lưỡi.

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ - Ảnh: Internet

Sau khi rơ lưỡi xong bạn nhớ cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách dùng nước muối sinh lý này để rơ lưỡi rất an toàn cho trẻ, có thể áp dụng hàng ngày để vệ sinh vùng miệng cho trẻ.

Cách làm khá đơn giản: Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào chén nước muối sinh lý rơ khắp vòm miệng của trẻ. Cuối cùng là rơ vùng lưỡi.

Sau khi rơ lưỡi xong bạn nhớ cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các loại thuốc diệt trùng khác

Nếu mẹ đã dùng các mẹo từ thiên nhiên trên mà con không hết hiện tượng tưa lưỡi thì có thể mua các loại thuốc diệt nấm khác có bán sẵn tại các nhà thuốc. Mẹ yên tâm là các loại thuốc này khá an toàn và được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ. Một số loại thuốc có thể kể đến như: natri bicarbonat, nystatin. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể khi dùng thuốc diệt nấm:

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch natri bicarbonat

Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào dung dịch natri bicarbonat rơ khắp vòm miệng, vùng lưỡi của trẻ. Cuối cùng dùng nước muối dinh lý rơ lại lần nữa cho sạch.

Nếu mẹ đã dùng các mẹo từ thiên nhiên trên mà con không hết hiện tượng tưa lưỡi thì có thể mua các loại thuốc diệt nấm khác có bán sẵn tại các nhà thuốc - Ảnh: Internet

Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc nystatin

Dùng dung dịch nystatin pha loãng cũng có tác dụng tốt trong việc diệt trừ nấm. Thuốc này không vào cơ thể qua đường máu nên rất an toàn cho trẻ.

Cách làm: Pha loãng dung dịch nystatin với nước ấm. Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ trên bàn tay phải của mẹ. Bế trẻ nằm ngửa. Một tay đỡ đầu con, tay còn lại quấn gạc nhúng vào dung dịch nystatin rơ khắp vòm miệng, vùng lưỡi của trẻ. Cuối cùng dùng nước muối dinh lý rơ lại lần nữa cho sạch.

Qua bài viết trên, bên cạnh cách rơ lưỡi bằng mật ong, cha mẹ có thể lựa chọn nhiều phương pháp thích hợp cho trẻ theo từng độ tuổi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Theo Hà Phong/ Phụ nữ sức khỏe