Đôi khi ẩn sau những triệu chứng cảm lạnh thông thường do sức để kháng yếu ớt ở trẻ em là nhiều chứng bệnh phổ biến. Cha mẹ cần hết sức chú với với những dấu hiệu ban đầu khi trẻ mắc bệnh để chữa trị kịp thời.
Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển rất dễ mắc một số bệnh bệnh thường gặp như: Viêm họng, ho gà, sởi, Rubella... Triệu chứng ban đầu của những căn bệnh phổ biến này khiến nhiều bậc cha mẹ tưởng con mình chỉ bị cảm lạnh thông thường.
Theo Bright Side, cha mẹ cần biết cách phân biệt những bệnh thường gặp ở trẻ thông qua những dấu hiệu cơ bản dưới đây để kịp thời điều trị.
Khi bị viêm họng, trẻ sẽ có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thông thường như: Đau họng, sốt. Quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy vùng amidan trẻ mở rộng, xuất hiện lớp phủ màu trắng trên lưỡi và miệng. Trẻ sốt cao trên 37,5 độ C, đau mắt, mệt mỏi.
Bệnh viêm họng nếu để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe. Viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus gây nên có thể nhiễm vào tim hoặc thận. Để ngăn ngừa biến chứng, trẻ sẽ được các bác sĩ cho uống kháng sinh ngay từ thời điểm phát bệnh.
Trẻ bị nhiễm virus Rota cũng có các dấu hiệu tương tự chứng cảm lạnh thông thường như: Đau họng, sốt, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc ăn uống loại thực phẩm có chứa virus gây bệnh. Cơ thể trẻ sẽ mất rất nhiều nước do hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy gây nên. Vì vậy, khi trẻ mắc virus Rota, cha mẹ nên cho trẻ uống một muỗng canh nước sau mỗi 3 – 5 phút và kịp thời đưa đến bệnh viện.
Bệnh ho gà ở trẻ sẽ bắt đầu với những dấu hiệu ban đầu như ho khan, sốt, sổ mũi. Đặc trưng bệnh ho gà ở trẻ là tiếng ho rít liên tục kèm theo dấu hiệu nôn mửa.
Giai đoạn đầu phát bệnh, nhiều bậc cha mẹ có sẽ nghĩ trẻ bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, trẻ bị ho gà sẽ có dấu hiện đỏ mắt, tiếng ho như tiếng rít cổ ở gà. Sau khi ho, trẻ sẽ bị nôn mửa. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy con có những dấu hiệu bất thường này.
Trẻ bị sốt phát ban cũng xuất hiện những dấu hiệu cảm lạnh thông thường như đau họng, sốt, mệt mỏi. Điểm trặc trưng của bệnh chính là hiện tượng nổi ban đỏ khắp người trẻ, trừ vùng mũi hoặc vùng da quanh môi.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm đến một số cơ quan khác, trẻ cũng sẽ được bác sĩ cho uống kháng sinh tương tự như khi bị viêm họng.
Bắt đầu bằng những cơn ho, trẻ bị suyễn sẽ có dấu hiệu khó thở. Đây là căn bệnh có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh, hãy thận trọng theo dõi sức khỏe của con.
Khi bị suyễn, trẻ có nguy cơ khó thở, có thể dị ứng với lông chó mèo, khói bụi. Suyễn là căn bệnh mạn tính nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ cắt cơn và điều trị ngay tại nhà.
Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường (sổ mũi, đau họng, sốt…) cũng xuất hiện khi trẻ mắc bệnh Rubella. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ.
Trong giai đoạn đầu, trẻ sẽ có hiện tượng phát ban xung quanh tai, phía trước cổ, má và không bao giờ xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Tương tự như các căn bệnh phổ biến nêu trên, trẻ bị sởi cũng biểu hiện bằng một số dấu hiệu như chứng cảm lạnh thông thường như: Mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng, sốt, đau khớp. Ngoài ra, trẻ còn có hiện tượng chảy nước mũi, ho khan kéo dài, có hạt koplik trong miệng. Sau vài ngày, khắp người trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt ban.