Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có nhiều lưu ý đặc biệt quan trọng cần nắm rõ. Mẹ không nên bỏ lỡ nhé!
Bước vào tháng tuổi thứ 2, các giác quan trên cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển. Trong khoảng thời gian này, trẻ có nhiều sự thay đổi quan trọng. Sau đây là cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi giúp phát triển mối quan hệ giữa mẹ và bé trong giai đoạn này.
- Cho bú theo nhu cầu
Thời gian bú của bé 2 tháng tuổi sẽ kéo dài hơn so với bé mới sinh. Bé chia ra thành nhiều cữ bú hơn. Thậm chí, mẹ có thể cho bé bú cả 2 bầu ngực mới đủ cho 1 lần bú.
- Cho bé ngủ đủ giấc
Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé cần rất nhiều thời gian để ngủ, thông thường, trẻ sẽ có tổng thời gian ngủ trung bình từ 9 - 18 giờ. Bé thường có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau ăn.
Ngoài 1 giấc dài từ 9-12 tiếng vào ban đêm, có thể bé sẽ ngủ một giấc ngắn khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Vào cuối bữa ăn, bé yêu có thể sẽ hơi mệt và buồn ngủ. Mẹ cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ của con.
- Đáp ứng các yêu cầu đòi ăn nhiều hơn của bé
Nhu cầu ăn uống của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có sự thay đổi khá rõ rệt. Đây là thời điểm mà bé đã biết cảm giác đói là thế nào và có nhu cầu ăn nhiều hơn.
Chính vì vậy, điều mẹ cần quan tâm đó là cố gắng xác định nhu cầu và cho con ăn bất cứ khi nào thấy bé khóc. Với những bé còn bú sữa mẹ, mẹ nên thử cho bé bú cả hai bên. Đồng thời, đây là khoảng thời gian mà bé có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn (ngủ 5-6 tiếng trong một đêm rồi thức và đòi ăn).
- Phương pháp dạy >trẻ 2 tháng tuổi – Vừa học vừa chơi!
Để các giác quan của trẻ phát triển toàn diện hơn, bạn nên trò chuyện, chơi đùa cùng bé thường xuyên. Được nghe thấy giọng nói của những người xung quanh, bé sẽ cảm thấy thích thú nhiều hơn.
Nên thường xuyên kể chuyện cho bé nghe. Bé sẽ hồi đáp theo âm điệu mẹ phát ra với những âm thanh ngô nghê.
Một vài lưu ý nhỏ khi bạn nói chuyện với bé đó là nên điều tiết âm vực giọng nói của mình lên xuống nhịp nhàng. Để giúp tăng sự thích thú và tập trung của trẻ hơn, nên kết hợp ngân nga những bài hát, bài ca dao có nhịp điệu vui vẻ.
Kể chuyện thường xuyên sẽ giúp bé quen thuộc mẹ hơn. Bé có thể sẽ chưa có phản ứng gì khi mẹ kể chuyện bởi chưa thể phân biệt được ai là người quen và lạ. Trong trường hợp trẻ không nhìn vào những vật dụng xung quanh mình mà ánh mắt ngây ngô thì mẹ nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
- Dỗ dành khi trẻ khóc
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khóc rất nhiều. Có thể đó sẽ là điều gây phiền toái, bực tức cho mẹ. Đây là thời điểm mà trẻ có cảm giác hứng thú nhiều hơn trước mọi kích thích.
Chính bởi điều này mà bất cứ khi nào bé khóc, hãy chăm sóc và để ý đến bé và nên đưa con ra ngoài để lấy lại bình tĩnh.
Mẹ có thể kết hợp massage để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ ngủ hơn. Động tác áp dụng đơn giản như lăn nhẹ hai cánh tay, xoáy vòng tròn hai má bé, xoa bóp hai bắp chân,…
Với những động tác vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể, massage là cách mang lại sự yêu thương cho trẻ hơn, giúp trẻ cảm nhận mùi hương và lắng nghe giọng nói của ba mẹ.
5. Thực hiện tiêm phòng đều đặn
Tiêm phòng vắc- xin chính là cách để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Trong giai đoạn này, mũi tiêm nào cũng rất quan trọng, do đó bạn cần đảm bảo để không bỏ sót một mũi vắc-xin nào. Đồng thời, mẹ cũng cần định kỳ đưa bé đến trạm xá hoặc bệnh viện để khám >sức khỏe.
Các giác quan của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện trong tháng tuổi thứ 2. Do đó, mẹ nên thực hiện các tác động một cách nhẹ nhàng.
- Lưu ý không để ánh sáng mạnh từ mặt trời và ánh đèn chiếu trực tiếp vào mắt bé. Hạn chế đến mức thấp nhất với các âm thanh có cường độ lớn. Nên cho bé ở nơi yên tĩnh để đảm bảo tốt cho giấc ngủ.
- Nên nuôi bé 2 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không nên cho bé uống sữa bò, nước trà, nước có ga…
Để đảm bảo nguồn >dinh dưỡng cho bé hơn, mẹ không nên ăn kiêng bởi có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Bế trẻ đúng cách
Cách bế trẻ 2 tháng tuổi đúng cách đó là bế theo hướng nghiêng hoặc thẳng đứng (bế vác).
Mẹ sẽ dùng một tay để giữ phần đầu và cổ của bé, tay còn lại giữ mông bé. Đồng thời, áp ngực bé và vào vai của mẹ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất thích bế vác. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế việc bế bé thẳng đứng quá lâu.
- Chú ý giữ an toàn cho bé
Nên để bé tránh xa thú cưng, không nên để lông thú bay khắp nhà vì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Luôn để bé ở nơi dễ quan sát, nên chọn những loại đồ chơi tròn mềm, không bong ra khi bé liếm vào.
- Chống hăm tã cho bé
Khi bé được 2 tháng tuổi, bố mẹ nên thay tã từ 8 - 10 lần mỗi ngày. Bé thường làm ướt tã trung bình từ 4 - 6 miếng tã, do đó cần chú ý thường xuyên thay tã cho bé. Đảm bảo vệ sinh và phòng tránh được hăm tã cho bé.
Bố mẹ cần nắm được quá trình phát triển của trẻ giai đoạn tháng thứ 2, cụ thể như sau:
- Thân hình: So với khi 1 tháng tuổi, bé cứng cáp hơn. Bé có thể rướn người và tay chân đã biết cử động và đạp mạnh mẽ. Người bé cũng rướn lên mỗi khi bé thích.
- Trí não: Có sự phát triển mạnh với những biểu hiện phấn khích như đạp tay, chân mạnh mẽ, thích thú. Bé đã nhận được ra mẹ và biết khám phá thế giới xung quanh hơn.
- Thính giác: Bé phản ứng với âm thanh nhiều hơn, thích thú với những nơi có tiếng động. Ở 2 bên nôi của trẻ, bạn có thể treo những đồ vật có phát âm thanh nhỏ để trẻ tự chơi.
- Ngôn ngữ: Tuy chưa biết nói nhưng ngôn ngữ ở trẻ cũng đã bắt đầu hình thành. Mỗi khi thích thú trẻ sẽ la lên kèm theo đập tay, chân mạnh.
- Phun nước bọt: Bé hay phun nước bọt phì phèo kèm theo những hành động đập chân tay.
- Thị giác: Bé đã bước đầu nhận ra sự thay đổi xung quanh, nhìn theo hướng có chuyển động
- Cân nặng: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình của trẻ 2 tháng thường đạt 4,5 - 6kg và cân nặng tăng trưởng rất nhanh. Để biết thêm về các chỉ số cần thiết cho sự phát triển của con, các bố mẹ nên tham khảo thêm bảng cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn.
- Chiều dài/cao: Có sự phát triển nhanh chóng. Khi được 1 tháng bé trai cao khoảng 56 - 64cm, bé gái cao khoảng 52 - 55cm. Bé 2 tháng tuổi sẽ cao/dài thêm khoảng từ 2 - 4 cm.
Trên đây là những lưu ý quan trọng về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ không nên bỏ lỡ. Hy vọng mẹ sẽ chăm sóc bé cưng đơn giản hơn và giúp con tăng trưởng tốt và khỏe mạnh hơn.