Vết bớt này không làm trẻ đau hay ngứa, khi trẻ được 5 - 6 tuổi, nó sẽ dần tan biến. Bởi vậy, các mẹ đừng nên lo lắng.
Nhiều trẻ khi sinh ra đều có vết bớt màu xanh ở mông. (Vết bớt này có tên gọi là bớt Mông Cổ dựa theo từ Mogoloid chỉ chủng người sống tại khu vực Đông Á chứ không phải chỉ đất nước Mông Cổ nói riêng). Vết bớt Mông Cổ không làm trẻ đau hay ngứa, khi trẻ được 5 - 6 tuổi, vết bớt sẽ dần tan biến. Bởi vậy, các mẹ đừng nên lo lắng.
Liên quan đến vết bớt xanh ở mông trẻ, có nhiều cách lý giải thú vị. Chẳng hạn, dấu hôn của thiên thần lưu lại vết bớt xanh ở mông trẻ, là một trong số những truyền thuyết lưu truyền.
Truyền thuyết 1:
Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần nhỏ. Trải qua khoảng thời gian trên thiên đình, trẻ phải xuống nhân gian rèn luyện và tu tập bản thân. Nhưng có vài trẻ rất nghịch ngợm, không chịu xuống nhân gian.
Truyền thuyết 2:
Mỗi người trước khi đi đầu thai, cần phải uống canh Mạnh Bà, rồi mới có thể qua cầu Nại Hà. Sau đó, mọi kí ức của người đó về kiếp trước sẽ quên sạch.
Nhưng có vài đứa trẻ, bởi vì kí ức về kiếp trước rất quý giá nên nó không muốn quên. Nó không chịu uống canh Mạnh Bà. Bởi thế Mạnh Bà rất giận dữ, liền đánh vào mông trẻ và lưu lại vết bớt xanh.
Truyền thuyết 3:
Mỗi em bé trước khi tìm được mẹ, đều là thiên thần nhỏ ở cạnh Thượng Đế. Mỗi thiên thần nhỏ đều có một cái đuôi và Thượng Đế sẽ nắm đuôi để kiểm soát các bé.
Khi thiên thần nhỏ tìm thấy người mẹ mà nó yêu thích, nó sẽ vùng vẫy thoát khỏi bàn tay của Thượng Đế.
Khi cái đuôi bị đứt, sẽ lưu lại một vết bớt xanh ở mông của thiên thần nhỏ. Sau đó, thiên thần nhỏ sẽ đến bên cạnh mẹ.
Thiên thần nhỏ đã từ bỏ cuộc sống ở bên Thượng Đế, để trở thành cục cưng của mẹ.
Tất cả những truyền thuyết về bớt xanh trên mông của trẻ đều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần đứng ở góc độ khoa học để lý giải, như vậy các mẹ mới có thể yên tâm về tình trạng >sức khỏe của bé.
Khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở >trẻ sơ sinh. Đặc điểm này thường thấy ở trẻ sơ sinh khu vực Đông Á.
Theo khảo sát, có 95 - 100% trẻ sơ sinh ở khu vực Đông Á có vết bớt xanh. Trong khi đó, người da trắng rất hiếm có vết bớt này. Nếu bố hoặc mẹ thuộc khu vực Đông Á, tỉ lệ trẻ sinh ra có vết bớt Mông Cổ sẽ cao hơn.
Bớt Mông Cổ là loại bớt lành tính nhất và thường không liên quan đến bất kì bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào.
Khi trẻ trưởng thành, tế bào sắc tố da sẽ tăng lên. Khi trẻ được 3 - 5 tuổi, vết bớt sẽ dần tan biến. Rất hiếm trường hợp vết bớt kéo dài đến lứa tuổi thành niên. Các mẹ không cần lo lắng, không cần sử dụng biện pháp điều trị nào cả.