Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất phổ biến, dễ bùng phát thành dịch nếu không nhận biết dấu hiệu sớm, cách chữa trị và kiêng khem kịp thời. Bệnh cũng dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác và thường bùng phát vào mỗi dịp hè. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là dạng bệnh lây nhiễm, thường gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh do enterovirus với nhiều loại như coxsackievirus, echovirus... gây ra. Bệnh có 2 thể:
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus Coxsackievirus A16 gây ra là dạng bệnh thể nhẹ, có thể tự khỏi từ 7 - 10 ngày mà không cần điều trị.
- Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Dạng bệnh này cũng rất dễ để lại biến chứng như các vấn đề về thần kinh, viêm màng não, viêm não, ảnh hưởng hệ hô hấp.
Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng
Về cơ bản bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ được chia làm 2 loại đó là loại bệnh nặng và bệnh nhẹ. Dấu hiệu nhận biết bệnh của 2 loại bệnh này cũng có sự khác nhau cơ bản.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng thể nhẹ ở trẻ em
Các dấu hiệu bệnh dạng nhẹ khá dễ nhận biết, cụ thể là:
- Bé bị sốt: Thường thì ở dạng bệnh nhẹ bé chỉ sốt nhẹ, sốt cao nhưng dễ hạ. Còn nếu sốt cao mà không hạ sốt được thì đó là dấu hiệu bệnh nặng.
- Tổn thương da xuất hiện: Những tổn thương như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối…
- Ở một số trẻ em có hiện tượng bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, bị tiêu chảy và quấy khóc nhiều.
Với những dấu hiệu này thì được gọi là bệnh chân tay miệng cấp độ 1. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào các bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
2. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ thể nặng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thể nặng thường do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh cần được phát hiện sớm với những biểu hiện như sau:
- Trẻ sốt cao không hạ: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ, kéo dài quá 48 giờ mà không hạ dù đã cho trẻ uống paracetamol. Lúc này quá trình đáp ứng viêm phát triển rất mạnh trong cơ thể gây nên nhiễm độc thần kinh, cần phải sử dụng thuốc liều cao để hạ sốt và đặc trị.
- Trẻ quấy khóc dai dẳng và kéo dài. Ở một số trường hợp còn quấy khóc cả đêm, cứ 15 - 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc. Các bố mẹ cần chú ý đây không phải là phản ứng do bé bị sốt mà là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
- Trẻ giật mình: Triệu chứng giật mình là biểu hiện của nhiễm độc thần kinh. Biểu hiện này xảy ra cả khi trẻ đang chơi. Hãy chú ý quan sát xem tình trạng này có xuất hiện với tần suất tăng theo thời gian hay không.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do EV71 gây nên rất nguy hiểm, khi thấy có những biểu hiện trên các bố mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3. Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?
Bệnh chân tay miệng có nhiều biểu hiện khác nhau và nếu không phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là bệnh do EV71 gây nên thì những biến chứng nghiêm trọng như trẻ bị viêm màng não, trụy tim, suy tim… tử vong là rất cao. Bệnh rất nguy hiểm, các bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
Bệnh chân tay miệng chủ yếu do nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh chân tay miệng nói chung là do nhiễm trùng coxsackievirus A16. coxsackievirus thuộc nhóm virus gọi là nonovio enterovirus.
Nguồn lây nhiễm chính là do tiếp xúc với:
- Dịch tiết mũi hoặc đờm của người bị bệnh.
- Tiếp xúc với nước bọn của người bệnh.
- Tiếp xúc với chất lỏng từ mụn nước bị vỡ của người bệnh.
Phân biệt bệnh chân tay miệng với bệnh Thủy đậu
Một số bố mẹ hay nhầm lẫn giữa 2 bệnh này dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị cho con gây nên những biến chứng khó lường. Phân biệt 2 loại bệnh này để phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời.
- Về thời gian mắc bệnh: Bệnh thủy đậu chủ yếu mắc vào mùa xuân hàng năm. Bệnh chân tay miệng thường mắc vào giai đoạn từ tháng 3 - 5 và tháng 9 -11.
- Về độ tuổi: Bệnh thủy đậu chủ yếu gặp ở trẻ em tuổi từ 1 - 14 tuổi, trong đó lứa 2 - 8 tuổi là hay gặp nhất. Bệnh chân tay miệng chủ yếu gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
- Về đường lây nhiễm: Cả 2 bệnh đều lây trực tiếp nhưng bệnh chân tay miệng do virus gây nên.
- Về các nốt phỏng trên da: Bệnh thủy đậu chia nhiều giai đoạn, có thể là ban đỏ, phồng, mụn nước trong, phỏng đục, mọc xen kẽ nhau. Ban đỏ thường mọc đầu tiên ở thân sau đó lan toàn thân và tay chân, đầu, mặt. Bệnh thủy đậu gây ngứa rất khó chịu.
Còn bệnh chân tay miệng không gây ngứa. Ban đỏ, mụn nước hình bầu dục, mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, bỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng khiến bé tăng tiết bọt gây nên tình trạng sợ ăn, bỏ ăn.
Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Để phân biệt được bệnh và theo dõi diễn biến bệnh chính xác nhất, các bố mẹ hãy chú ý nhận biết hình ảnh của bệnh.
Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng dù là thể nhẹ hay nặng cũng cần phải được chỉ dẫn chữa trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Các bố mẹ không nên tự ý mua thuốc chữa trị cho trẻ. Đối với bệnh thể nhẹ được chỉ định chữa tại nhà hãy thực hiện đúng theo yêu cầu và đơn thuốc bác sĩ kê.
- Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì? Bệnh chân tay miệng do nhiều loại virus gây nên nên không có thuốc đặc trị. Có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau miệng hoặc cổ. Thuốc bổ trợ trong điều trị được bác sĩ chỉ định.
- Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Bệnh chân tay miệng thể nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày, còn bệnh thể nặng phải nhập viện điều trị. Có thể sử dụng dung dịch muối 0,9%, Kamistad để sát trùng miệng cho trẻ. Dùng dung dịch Betadin để bôi tổn thương ngoài da.
Mọi loại thuốc đều phải được bác sĩ chỉ định, bố mẹ không tự ý mua thuốc bôi ngoài có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không áp dụng bất cứ một loại thuốc bôi hay một bài thuốc dân gian nào chữa trị cho trẻ khi không được chỉ định bởi bác sĩ.
- Trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi? Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nên thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh. Nhưng thông thường >bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày tính từ lúc phát bệnh (dạng sốt nhẹ).
- Bổ sung nước cho trẻ để tránh mất nước do sốt cao, cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Bé bị tay chân miệng bên cạnh điều trị thì cũng cần phải có chế độ chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh khỏi. Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng cần chú ý tới những điểm sau:
1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
- Cách ly trẻ với những người xung quanh bởi bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với nước bọt, hắt hơi…
- Không cho con ăn những đồ cay nóng, ăn đặc bởi đồ ăn này có thể khiến miệng trẻ bị đau hơn, khó chịu.
- Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều axit, trái cây như cam, chanh...chúng sẽ khiến các vết lở ở miệng, họng trẻ bị đau rát, khó chịu.
- Không ép trẻ ăn bởi lúc này cơ thể trẻ đang rất mệt mỏi, sốt, đau rát ở cổ họng việc ép trẻ ăn dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi.
- Không cho trẻ sử dụng đồ chơi chung với những đứa trẻ khác dễ làm phát tán mầm bệnh.
2. Trẻ bị tay chân miệng nên làm gì?
- Để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc, bụi bẩn và tiếng ồn.
- Cho trẻ nghỉ học và thư giãn hoàn toàn trong quá trình phát bệnh và điều trị.
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng nước. Tuy nhiên khi tắm gội nên nhẹ nhàng tránh làm vỡ bọng nước gây đau rát cho trẻ. Có thể dùng các loại lá chè, lá chân vịt tắm cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Để giảm nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng cần thực hiện những điều sau:
- Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày.
- Hãy đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh.
- Lau sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc.
Mọi vấn đề >sức khỏe của bé nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và điều trị.