Bác sĩ đưa ra lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh về sự an toàn của trẻ ngay trong gia đình, mối nguy hại từ chính đồ vật quen thuộc.
Sự việc xảy ra vào ngày 19/8 khi cậu bé Lê Lê (người Trung Quốc) vô tình bị trượt chân ngã khi cùng cha đi tắm. Cú ngã bất ngờ khiến cậu bé va chạm với móc treo quần áo trong nhà vệ sinh dẫn tới mí mắt trái bị rách.
Bác sĩ cho biết phần mí mắt bị sưng, vết rách dài khoảng 3cm dẫn tới việc vỡ lệ đạo, kết mạc tổn tương nghiêm trọng cần phải phẫu thuật gấp. Sau 3 giờ phẫu thuật, vết rách được xử lý khâu thành công song bác sĩ cho biết khả năng nhìn sẽ bị giảm, thậm chí cậu bé phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Bác sĩ đưa ra lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh về sự an toàn của trẻ ngay trong gia đình, mối nguy hại từ chính đồ vật quen thuộc.
1. Trẻ bị thương do đồ vật có cạnh sắc nhọn
Những đồ vật có cạnh sắc nhọn ở trong nhà như cạnh bàn, ghế, giường, tủ... tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ vì có thể chọc vào đầu hoặc vào mắt.
Để giảm thiểu tai nạn đáng tiếc, mẹ có thể chọn mua nội thất có thiết kế ít góc cạnh. Hoặc mua những sản phẩm đã được thiết kế sẵn để bịt lại các cạnh sắc nhọn, giảm nguy cơ va đập.
Ngoài ra, không nên đặt nhiều đồ vật gần nội thất có góc cạnh, tránh trường hợp trẻ bị vướng khi di chuyển và vấp ngã.
2. Trẻ bị bỏng do phích, ấm đun nước nóng
Làn da trẻ mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tác động dẫn tới bỏng, rộp. Vết thương tùy mức độ nặng nhẹ sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ khi bé lớn lên. Với loại vật dụng này mẹ nên cất ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ, tốt nhất là nên mua một máy lọc nước có khóa an toàn.
3. Trẻ bị bỏng do bật lửa, bếp ga, nến…
Cũng giống như phích, ấm nước nóng bật lửa, nến… cũng là vật dụng có nguy cơ khiến trẻ bị thương. Mẹ nên đặt ở nơi cao ráo, ngoài tầm với của trẻ, ngoài ra hãy nói cho bé biết hậu quả và mức độ nghiêm trọng nếu bị bỏng.
4. Trẻ có nguy cơ bị điện giật
Ổ cắm, thiết bị nguồn điện đều có thể trở thành “sát thủ” trong nhà gây hại cho trẻ nếu cha mẹ chủ quan. Trẻ nhỏ vốn tính tò mò sẽ nghịch ngợm dùng tay hoặc vật kim loại cho vào ổ điện nếu không có sự theo dõi của người lớn.
Mẹ nên chọn loại ổ cắm an toàn, lắp đặt ở vị trí bé không thể với tới. Ngoài ra hãy chọn cho bé không gian chơi rộng rãi tránh dây điện chằng chịt.
5. Trẻ có nguy cơ hóc đồ vật nhỏ
Pin, tiền xu, cúc áo, đồ chơi kích thước nhỏ... dễ dàng gây nguy hiểm nếu trẻ nuốt vào bụng hoặc nhét vào trong tai. Mẹ hãy dạy bé phân biệt thức ăn và đồ vật để tránh việc bé nhầm tưởng là kẹo.
6. Mối nguy hại từ những viên thuốc
Những viên thuốc màu sắc trẻ rất dễ hiểu lầm là kẹo, vì vậy mẹ nên cất kỹ càng và xa tầm tay trẻ em càng tốt. Với trẻ nhỏ chưa thể phân biệt đâu là thuốc đâu là kẹo nếu uống nhầm sẽ gây bất lợi cho >sức khỏe thậm chí là tính mạng.
Khi uống thuốc trước mặt trẻ, mẹ lưu ý không đánh lừa bằng cách nói "đây là kẹo" bởi trẻ sẽ ghi nhớ và làm theo. Nếu trẻ uống nhầm loại thuốc nào đó, hãy đưa bé tới cơ sở y tế kịp thời tránh hậu quả xấu xảy ra.
7. Trẻ có nguy cơ ngã từ ban công, cửa sổ
Không ít trường hợp trẻ rơi ngã từ ban công dẫn tới sự việc đau lòng. Hãy chắc chắn thiết kế một hàng rào trên ban công, cửa sổ phải có thanh chắn để ngăn chặn trẻ leo trèo nghịch ngợm.
8. Nguy hại từ xô chậu chứa nước
Xô chậu đựng nước trong nhà tắm có thể gây nguy hiểm cho bé đặc biệt là những bé trong giai đoạn tập bò, tập đi. Bước đi chưa vững lại trong môi trường trơn trượt dễ khiến bé bị ngã rất nguy hiểm.
9. Trẻ có nguy cơ gặp nạn với tủ, kệ tivi
Món đồ nội thất quen thuộc khiến trẻ dễ leo trèo song sự cồng kềnh không chắc chắc có thể đổ đè lên người khiến bé bị thương.
Để giữ an toàn, vật dụng này nên được gắn chặt vào tường bằng giá đỡ hoặc bản lề loại to. Mẹ nên hạn chế chọn đồ vật quá khổ mà phải có kích thước phù hợp để không gian thoáng đãng, bé lại thoải mái chơi đùa.
10. Dây kéo rèm cửa
Trẻ nhỏ trong lúc chơi đùa chạy nhảy nếu vướng phải dây rèm cửa sổ rất dễ bị thương vì cuốn vào cổ, khiến đường hô hấp hoặc lưu thông máu gặp trở ngại, trường hợp nặng hơn sẽ dẫn tới tử vong.