Một em bé 7 tuổi người Trung Quốc chỉ sốt siêu vi nhưng do người thân tự ý cho cậu bé uống thuốc nên bệnh tình tăng nặng và em bé xấu số đã qua đời khi được đưa đến bệnh viện.
Nguyên nhân tử vong của đứa trẻ được xác định là do cúm siêu vi, nguyên nhân sâu xa là vì lạm dụng thuốc kháng sinh, dẫn đến không còn khả năng cứu chữa.
Thấy con mình bị cảm lạnh, sổ mũi, bố mẹ cho rằng đây chỉ là bệnh nhỏ, chỉ cần uống vài viên thuốc là khỏi. Nghĩ vậy, người mẹ liền mua thuốc chống viêm và thuốc chống virus cho con uống. Sau 3 ngày, thấy tình trạng >sức khỏe của con không được cải thiện, gia đình đưa bé đến bệnh viện địa phương. Tại đây, nhân viên y tế cho rằng bé bị cảm lạnh chứ không có gì nghiêm trọng. Họ đã bảo bố mẹ đứa bé đưa con về nhà và tiếp tục cho bé uống thuốc.
Một tuần sau, nhận thấy tình trạng của con không hề thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như sốt cao, viêm phổi, gia đình vội đưa con vào bệnh viện Nhân dân số 1 quận Ninh Dương. Tuy nhiên, lúc này, các loại thuốc chống viêm, truyền dịch và các phương pháp điều trị khác đều không có tác dụng. Đứa trẻ bị suy đa tạng và tử vong.
Cậu bé đáng thương xấu số là bé Tiểu Dương, sinh sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Không chỉ bố mẹ của Tiểu Dương, mà rất nhiều bà mẹ vẫn tự ý làm bác sĩ, tự điều trị bệnh cho con ở nhà thay vì cho bé đến gặp bác sĩ. Và hậu quả mà các bé phải gánh chịu là bị ảnh hưởng sức khỏe suốt đời, thậm chí tử vong đau đớn. Cái chết của bé Tiểu Dương là hồi chuông cảnh báo cho các bậc cha mẹ về việc tự ý cho con dùng kháng sinh cũng như xem thường bệnh cảm lạnh ở trẻ em, dẫn đến hậu quả đau lòng.
Bệnh cảm lạnh không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ khi bố mẹ tự ý cho con dùng thuốc, mà còn gây rất nhiều biến chứng ít ai ngờ tới như: điếc, mất thính lực, bị hội chứng Guillain – Barre (tình trạng rối loạn tự miễn tiến triển), viêm phổi và tụ cầu vàng kháng methicillin, viêm cơ tim, hội chứng Reye, viêm não hoặc viêm màng não, phụ nữ mang thai có thể bị sẩy thai.
Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng
Đưa bé ra ngoài dạo chơi thưởng thức không khí trong lành hoàn toàn khác với việc đến những nơi công cộng, nơi có rất nhiều người tụ tập. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, bố mẹ nên giữ bé sơ sinh tránh xa đám đông, một số loại virus gây ra triệu chứng cảm lạnh ở người lớn và trẻ em có thể đe dọa tính mạng trẻ như virus RSV.
Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
Khi cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp... và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định, tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh.
Đi tất khi ngủ là một thói quen tốt mà mẹ nên tập cho bé. Ở lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền đã được Đông y ghi nhận có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi đi ngủ, mẹ cần đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của bé.
Tắm nước gừng cho trẻ
Tắm nước gừng là phương pháp giúp giữ ấm cơ thể cho bé để phòng và trị bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, trong lúc tắm, trẻ sẽ hít hơi nước gừng làm lưu thông hốc mũi, tăng sức đề kháng. Thời gian tắm cho bé lý tưởng nhất là từ 5-10 phút, sử dụng lượng gừng vừa đủ tránh làm nóng rát da bé gây khó chịu, dị ứng.
Nếu thời tiết quá lạnh không thể tắm được, bố mẹ có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ
Trẻ trên 7 tháng có thể tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa một số chủng cúm, trong đó có cảm lạnh do virus. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bị cúm dù đã tiêm phòng, virus cúm có vô số chủng loại. Việc tiêm vắc xin sẽ ngăn ngừa các chủng cúm trẻ mắc phải không kết hợp với các chủng có trong vắc xin khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Tăng cường chế độ >dinh dưỡng
Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin để tăng sức đề kháng, hạn chế ăn các thực phẩm lạnh. Bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước, mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn. Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống 1 ly mật ong vào mỗi buổi sáng, mật ong có chứa chất bioactivators làm khả năng miễn dịch của cơ thể.