Thời tiết nắng nóng nên việc thưởng thức những món đồ ăn lạnh là sở thích của mọi người. Tuy nhiên một cậu bé 7 tuổi đã phải nhập viện vì chảy máu dạ dày sau khi ăn liên tục món kem khoái khẩu.
Li Junxiang - Giám đốc Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đông y, Đại học Y khoa Bắc Kinh đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi bị chảy máu dạ dày sau khi ăn đồ ăn lạnh.
Cậu bé Lele, 7 tuổi ở thành phố Fuyang, tỉnh An Huy, Trung Quốc đã bị chảy máu dạ dày ồ ạt sau khi ăn liên tục 3 que kem. Không chỉ bị chảy máu ở dạ dày, sau khi kiểm tra, bác sĩ còn phát hiện ra ở tá tràng của cậu bé có vết loét đường kính khoảng 1cm đang liên tục rỉ máu.
Theo bác sĩ mặc dù tình trạng chảy máu dạ dày của cậu bé 7 tuổi bị kích thích bởi việc ăn kem nhưng thực tế tình trạng loét tá tràng trước đó mới là nguyên nhân chính.
Loét tiêu hóa không xảy ra đột ngột do chế độ ăn uống kém, nhưng kết quả của sự tương tác lâu dài của nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh. Một khi bị loét dạ dày, một số thực phẩm có tính kích thích nhất định có thể làm nặng thêm tình trạng và gây chảy máu dạ dày.
Tại sao loét xảy ra ở dạ dày và tá tràng?
Bác sĩ Li Junxiang giải thích thành phần chính của dịch dạ dày là axit dạ dày và pepsin, cả hai đều có tính ăn mòn cao. Pepsin không chỉ tiêu hóa protein trong thức ăn, mà còn tiêu hóa protein trong thành dạ dày, là yếu tố quan trọng gây tổn thương cho thành dạ dày.
Trong trường hợp bình thường, các tế bào và tuyến của dạ dày có thể tiết ra chất nhầy và bicarbonate để tạo thành một hàng rào bảo vệ thành dạ dày, nhưng nếu vì một lý do nào đó, các chất làm tổn thương thành dạ dày tăng lên, chẳng hạn như tăng tiết axit dạ dày và pepsin, hoặc giảm các chất bảo vệ thành dạ dày từ đó nó có thể làm hỏng dạ dày dạ dày, gây viêm loét.
Các nguyên nhân gây loét dạ dày và tá tràng là gì?
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.
Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
Hút thuốc, uống rượu, ăn thức ăn cay,...
Bạn có biết rằng, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho >sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Thận trọng khi ăn kem trong thời tiết nóng vì các lý do dưới đây:
Thứ nhất, khi ăn kem trong những ngày nắng nóng sẽ khiến cơ thể rất dễ dàng bị lạnh đột ngột. Đây là lý do tại sao chúng ta thường được khuyến cáo không nên uống nước đá hoặc ăn kem lạnh trong mùa hè vì sẽ dễ bị viêm họng, đau họng và có thể bị cảm lạnh giữa mùa hè.
Thứ hai, nước đá lạnh chứa trong kem không phải là thứ nước để giải khát. Vì ngoài sữa, kem chứa khá nhiều đường, các chất béo và phẩm màu khác nhau nên thay vì giúp cơ thể hạ nhiệt, chúng còn làm tăng thân nhiệt.
Thứ ba, để giảm chi phí khi sản xuất kem lạnh, người ta thường thêm vào trong kem một ít dầu cọ. Loại dầu này đặc biệt rất khó tiêu vào mùa nóng và không nên dùng cho trẻ nhỏ hay những người có vấn đề về gan, túi mật và tuyến tụy.
Thứ tư, ăn kem lạnh còn có thể ảnh hưởng “xấu” đến răng, đặc biệt là nếu ăn xong rồi lại ăn uống thức nóng ngay.