Thấy con trai bị sốt cao lên cơn co giật mạnh, cha mẹ đã dùng biện pháp dân gian để giảm nhiệt cho bé làm tình trạng bệnh càng thêm nguy kịch.
Chuyện xảy ra vào thứ bảy tuần trước, cậu bé Tiểu Bình, 2 tuổi ở Ôn Châu (Trung Quốc) bị sốt cao, đột nhiên vào buổi sáng cậu bé bị co giật, sắc mặt chuyển sang màu đen, tay chân bị co rúm, khiến cả gia đình cô cùng sợ hãi. Cha của Tiểu Bình lúc này đã dùng “phương pháp dân gian” để điều trị co giật, chính là dùng ngón tay đưa vào miệng cậu bé.
Sau khi người cha đã thử cách này, Tiểu Bình rất nhanh chóng ngừng co giật, nhưng cậu bé lại bất động. Quá sợ hãi, gia đình vội vàng đưa cậu bé tới phòng cấp cứu của Bệnh viện thứ 2 thuộc Đại học y khoa Ôn Châu. Thật bất hạnh, đứa trẻ đến bệnh viện, nhịp thở và tim đều đã ngừng đập, cổ họng bị sưng, đường hô hấp bị chặn. Bác sĩ lập tức cấp cứu, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được Tiểu Bình. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ tử vong, chính là cách sơ cứu sai lầm của người cha.
Bác sĩ Lâm Y Đông giải thích rằng, khi >trẻ sốt cao co giật, sợ đứa trẻ sẽ cắn đầu lưỡi, vì vậy dân gian có lưu truyền một phương pháp đó là dùng tay cho vào cổ họng của trẻ. Trên thực tế, phương pháp này chỉ làm tăng thêm nguy hiểm, vì ngón tay của người lớn chạm vào họng đứa trẻ không chỉ khiến trẻ bị ngạt thở, mà còn khiến các dây thần kinh phế vị bị kích thích mạnh và khiến tim ngừng đập. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến mất mạng.
Trên thực tế, trẻ bị sốt cao xuất hiện co giật không phải là hiếm, cha mẹ cần phải học cách đối phó. Theo thống kê chưa đầy đủ của Khoa Thần kinh Trẻ em của bệnh viện, mỗi năm trong hơn 1200 trẻ nhập viện, có khoảng một nửa trường hợp xuất hiện co giật, trong số đó, có hơn 100 trường hợp cha mẹ xử lý không đúng cách dẫn đến trẻ bị tổn thương.
Bác sĩ Lâm Y Đông, trưởng Khoa nội Thần kinh trẻ em của Bệnh viện thứ 2 Đại học y khoa Ôn Châu tiết lộ, trẻ bị sốt cao xuất hiện co giật, là vì hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, đại não rất dễ bị kích động và dẫn đến co giật. Tỷ lệ trẻ bị co giật do sốt là khoảng 5%, đặc biệt là trẻ em mẫu giáo và hầu hết là ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là 99,9% trẻ em sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút và rất ít trẻ bị co giật liên tục.
Làm gì khi trẻ bị sốt cao?
Cách xử lý khi bé bị co giật đầu tiên phải là hạ sốt. Không nên vội vã đưa đến bệnh viện mà chưa sơ cứu vì chính sự sốt cao sẽ gây nguy hiểm cho bé chứ không phải cơn co giật.
Co giật ở trẻ thường là co giật lành tính, diễn ra khoảng 1-2 phút, có bé chỉ 30 giây, nên bạn cần bình tĩnh.
Bạn cần chuẩn bị thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn cho bé, liều 80mg cho bé dưới 10 kg, 150mg cho bé 10-15 kg, 300mg cho bé trên 15 kg.
Nếu bé có tình trạng ngạt đàm nhớt, hãy đặt bé nằm nghiêng, dùng khăn chùi mũi, miệng liên lục để đàm nhớt thoát ra.
Khi đã chắc chắn đường thở bé thông suốt, bắt đầu lau và đắp khăn thấm nước hơi ấm cho bé để hạ sốt, không có thì dùng nước nhiệt độ thường cũng được.
Khăn đắp bao gồm 5 cái đắp ở 5 vị trí: trán, hai nách, hai bẹn, liên tục thay từng khăn để bảo đảm nhiệt độ khăn phù hợp để hạ sốt cho bé.
Khi bé bắt đầu bớt sốt, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Thường sốt cao co giật ở trẻ em là lành tính nhưng không loại trừ một số ít trường hợp là triệu chứng co giật là biểu hiện của một bệnh nào đó, cần sự thăm khám và điều trị trực tiếp.