Dù con dâu đã phản đối ý tưởng của mẹ chồng nhưng canh lúc con đi làm, bà Dung vẫn lén thực hiện.
Có con trai độc tôn trong khi bản thân lại thích con gái nên khi con dâu bà Dung (một người phụ nữ ở Trung Quốc) sinh được cháu gái, khỏi phải nói bà Dung vô cùng thích thú, thường xuyên ôm ấp, quấn lấy cháu cả ngày. Vì muốn cháu gái có được hàng mi đẹp, bà đã nói với con dâu rằng bà sẽ cắt lông mi cháu “Để sau nó mọc dài ra đẹp lắm”. Tuy nhiên, chị Trương – con dâu bà Dung lại cực lực phản đối.
Nghĩ chuyện như vậy là thôi, nhưng bẵng đi một thời gian, dạo gần đây, chị Trương bỗng thấy mắt con liên tục chảy nước, đặc biệt sợ ánh sáng, mỗi sáng ngủ dậy là ghèn kín mắt. Thấy con hồi mới sinh mắt to, suốt ngày mở lớn rất đẹp mà giờ lại như vậy, chị Trương đưa con đi khám thì mới tá hỏa.
Bác sĩ sau khi xem xét mắt của em bé đã nhận định có vẻ như nguyên nhân của việc này là do lông mi em bé quá ngắn, đầu lông mi lại dày nên mỗi khi đứa trẻ chớp mắt, những sợi mi đâm thẳng vào phần da mỏng nhạy cảm, nhiều sợi còn rụng kẹt bên trong.
“Khi ấy tôi vô cùng hoang mang vì rõ ràng con gái mình lúc sinh ra lông mi không hề như vậy”, chị Trương kể lại.
Lúc ấy, bà Dung mới ân hận thú nhận, vì muốn cháu gái xinh đẹp, lại nghe lời hàng xóm giục giã là nếu không cắt lông mi nhanh, để cháu lớn quá 6 tháng là không hiệu quả nên bà đã canh dịp con dâu đi vắng vài ngày, lấy kéo cắt lông mi cháu.
Theo SN, mong ước chung của rất nhiều bà mẹ là con mình dù trai hay gái cũng thích có được một đôi mắt đẹp với hàng lông mi dài, đen nhánh và cong vút như búp bê luôn. Nhiều bà mẹ hay rỉ tai nhau rằng phải >cắt lông mi cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt để mi phát triển trở lại vì sau 6 tháng sẽ kém hiệu quả. Cách giải thích cho quan điểm cắt lông mi >trẻ sơ sinh này nghe có vẻ hợp lý và khoa học nhưng sự thật thì lại “sai bét”.
Rất nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi khoa đã cho biết việc cắt lông mi không làm cho lông mi trẻ dài hơn, thậm chí nguy hiểm.
1. Lông mi trẻ sau 6 tháng sẽ gần đạt ngưỡng độ dài
Thời gian sống của một chiếc lông mi vào khoảng 90 ngày, sau đó nó sẽ rụng, lông mi mới mọc lên và quá trình này diễn ra liên tục. Khi mới chào đời lông mi trẻ có thể rất ngắn, nhạt màu và thậm chí không nhìn thấy lông mi nhưng sự trao đổi chất của trẻ diễn ra nhanh chóng cũng sẽ kéo theo sự phát triển của lông mi. Đến năm 1-2 tuổi, con sẽ có được bộ lông mi ưng ý, không cần tốn công cắt tỉa.
Nhiều người cho rằng nên cắt lông mi cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt vì sau 6 tháng sẽ không đạt hiệu quả cao. Nhưng trên thực tế, chẳng qua đó là vì lông mi trẻ sau 6 tháng đã đạt gần đến ngưỡng độ dài của mình.
2. Chiều dài và độ dày lông mi được xác định bởi gen.
Việc cắt lông mi không làm cho lông mi trẻ dài hơn, vì sự phát triển của số lượng các nang tóc được cố định ở một độ dài cụ thể, khi đạt đến ngưỡng sẽ tự động ngừng phát triển.
Màu lông mi bé có liên quan đến sự phát triển và chế độ >dinh dưỡng, lượng protein, vitamin…trong chế độ ăn hàng ngày. Do vậy, chỉ cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, lông mi của bé sẽ dần tối màu và đen hơn.
3. Cắt lông mi là loại bỏ hàng rào bảo vệ mắt bé
Bên cạnh việc >làm đẹp và khiến đôi mắt trông hấp dẫn hơn, lông mi còn có tác dụng phòng vệ cho mắt. Lông mi trẻ sơ sinh giúp ngăn bụi, mồ hôi chảy vào mắt. Nếu cắt đi lông mi của bé cũng đồng nghĩa với việc mẹ đã vô tình bỏ đi hàng rào bảo vệ đôi mắt bé.
4. Nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí hỏng mắt
Khi cắt lông mi cho con, mẹ sẽ phải cầm kéo rất gần mắt trẻ. Không phải bé nào cũng nằm yên để mẹ cắt lông mi, ngay cả khi ngủ. Nếu không cẩn thận, mẹ có thể sẽ làm tổn thương nang lông của con, gây viêm bờ mi và thậm chí là chảy máu.
Ngoài ra , phần đầu lông mi tương đối mềm nhưng phần gốc lại cứng, việc cắt lông mi có thể khiến trẻ dễ bị kích ứng mắt, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh mắt, có thể dẫn đến các bệnh trẻ em về mắt khác nhau. Mặt khác, những sợi lông mi mới dài ra sẽ kích thích mắt của em bé, khiến trẻ khó chịu, sợ ánh sáng, chảy nước mắt…