Những bức hình về chiếc đuôi của một em bé sơ sinh mọc ở phần xương cụt, khiến nhiều người tưởng là ảnh ghép, nhưng đó lại là một dị tật có thật, dễ gặp khi mang thai.
Ngày 30/5 một em bé gái chào đời với chiếc đuôi dài tới 16cm ở quận Noakhali, Bangladesh. Vị bác sĩ phẫu thuật Nhi khoa Nazrul Islam Akash, hiện đang công tác tại Đại học Y Bangabandhu Sheikh Mujib (BSMMU) chínhlà người đã trực tiếp cắt bỏ thành công "cái đuôi" cho bé gái đó. Ca phẫu thuật được tiến hành khi em bé tròn 14 ngày tuổi.
Em bé gái này là con thứ hai của một gia đình từ Ả Rập Saudi. Mẹ của bé hiện đang là một bà nội trợ hiện đang sống tại quận Noakhali.
Bác sĩ Nazrul Islam Akash chia sẻ: "Mức độ nguy hiểm của dị tật này không cao như mức độ hiếm gặp của nó. Đó là một cái đuôi nhưng không có dây thần kinh, xương và không được kết nối với tủy sống. Đuôi người có 2 loại: đuôi giả và đuôi thật. Đó là một cái đuôi thật (tương tự như một ngón tay thừa). Nó không khiến cơ thể gặp nguy hiểm".
Nguyên nhân gây dị tật
Nguy cơ dị tật ống thần kinh đều có thể đến từ chế độ >dinh dưỡng trước và trong khi mang thai, cụ thể như sau:
Thiếu axit folic: Khi mẹ mang thai thiếu chất axit folic sẽ dẫn tới sự biến đổi gen dễ gây ra dị tật ở trẻ.
Yếu tố môi trường và lối sống: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì yếu tố môi trường và lối sống của thai phụ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra >dị tật thai nhi khá cao. Nếu một người mẹ thường xuyên uống rượu bia thuốc lá sẽ làm con dễ bị dị tật bẩm sinh.
Để hạn chế dị tật thai nhi từ trong bụng mẹ, các bà mẹ khi mang thai cần phải thường xuyên đi kiểm tra >sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn cho bé