Bà nội Tiểu Hàm vô cùng yêu quý cháu gái của mình, thế nhưng chính điều này lại vô tình đẩy bé vào tình trạng nguy kịch như trên.
Tiểu Hàm năm nay 3 tuổi đến từ Vũ Hán (Trung Quốc). Một ngày vào buổi tối, cô bé đột nhiên bị đau bụng dữ dội, còn kèm theo nôn ói và tiêu chảy nghiêm trọng. Mẹ của Tiểu Hàm vô cùng sợ hãi, liền vội vàng đưa con đến Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán để kiểm tra.
Bác sĩ Triệu Bân, trưởng Khoa cấp cứu nói: "Cô bé bị ngộ độc thực phẩm, may mắn đứa trẻ được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, chỉ cần muộn chút nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng".
Sau khi tìm hiểu được biết, công việc của cha mẹ cô bé Tiểu Hàm luôn bận rộn, nên việc chăm sóc Tiểu Hàm đều nhờ vào bà nội. Bà nội vô cùng yêu quý cháu gái, bình thường Tiểu Hàm muốn ăn gì thì được ăn thứ đó, trừ khi yêu cầu đó quá đáng, bà nội mới từ chối. Trẻ nhỏ rất thích ăn đồ ngọt, Tiểu Hàm cũng không ngoại lệ, do đó bà nội hầu như dùng thực phẩm ngọt để thay thế bữa chính cho Tiểu Hàm.
Tuy nhiên, bà nội cũng lo lắng chế độ >dinh dưỡng của Tiểu Hàm có vấn đề, nên bà đã tự đưa ra một phương pháp là cho đường đánh vào trứng gà để hấp, vừa có chất dinh dưỡng của trứng, lại vừa có vị ngọt Tiểu Hàm thích. Quả nhiên Tiểu Hàm rất thích ăn món "trứng đường" của bà nội. Điều này khiến bà nội vô cùng vui sướng, mỗi ngày bà đều làm món "trứng đường" cho Tiểu Hàm ăn, có khi một ngày làm 3, 4 lần.
Bác sĩ Triệu Bân chia sẻ: "Cái món gọi là ‘trứng đường’ sẽ khiến axit amin trong trứng phản ứng hóa học với đường trong thực phẩm ngọt, sẽ tạo ra các chất độc hại và gây ngộ độc thực phẩm". Khi nghe bác sĩ nói, bà nội của Tiểu Hàm vô cùng hối hận.
Những kiêng kị khi cho trẻ ăn trứng?
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, viatmin A, kẽm…Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng.
Tuy nhiên, khi trẻ ăn trứng cũng phải đúng cách, tránh những nguy hiểm đối với trẻ:
- Cho đường vào trứng: Vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trẻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho >sức khỏe.
- Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
- Trứng thuộc cùng nhóm thực phẩm có tính hàn với thịt thỏ, thịt ngỗng… những thực phẩm này đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học. Khi ăn kết hợp chúng với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Quả hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính với triệu chứng như nôn ói sau 1-2 giờ ăn ở trẻ nhỏ.
- Không ăn trứng chưa chín kỹ vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lượng trứng cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa. Tùy theo tháng tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
– Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
– Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.
– Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.