Bé biếng ăn là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng. Biếng ăn kéo dài dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển…
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Đó là giai đoạn bé đã độc lập hơn và biết lựa chọn những món mình thích và không chịu ăn những món mình ghét.
Đây cũng là giai đoạn khiến các mẹ luôn phải đặt câu hỏi băn khoăn "Bé biếng ăn phải làm sao?". Để chấm dứt tình trạng này thì mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về nguyên nhân cũng như các phương pháp giúp con ăn ngon miệng hơn.
1. Nguyên nhân >trẻ biếng ăn
Để điều trị được chứng biếng ăn của con thì trước hết mẹ cần xác định đúng nguyên nhân khiến bé biếng ăn.
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn:
- Biếng ăn sinh lý: Nếu bé vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần thì mẹ không cần quá lo lắng. Đây thường chỉ là hiện tượng biếng ăn sinh lý và bé sẽ ăn uống trở lại bình thường sau đó.
Biếng ăn sinh lý thường diễn ra khi bé biết lật, biết ngồi, biết đứng, biết đi và mọc răng.
- Biếng ăn tâm lý: Khi cha mẹ ép bé ăn quá nhiều mà bé không thích thì bé sẽ có tâm lý sợ ăn, không còn cảm giác ngon miệng khi đến bữa.
- Biếng ăn bệnh lý: Bé bị ốm cũng là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi biếng ăn. Đặc biệt khi bé sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra chứng biếng ăn tạm thời.
- Thức ăn không hợp khẩu vị: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé chán ăn là do thức ăn không hợp với khẩu vị của bé. Do đó mẹ cần đa dạng thực đơn để giúp bé hứng thú hơn.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu bé hay ăn vặt trước bữa ăn chính thì cũng sẽ khiến bé không ăn được nhiều. Mẹ nên hạn chế các bữa ăn vặt của bé trước giờ ăn.
2. Bé biếng ăn phải làm sao?
Biếng ăn kéo dài có thể khiến bé chậm lớn, suy >dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển… Vì vậy mẹ cần phải nhanh chóng chữa trị chứng biếng ăn của con.
Sau đây là những phương pháp hiệu quả giúp mẹ không còn lo lắng "bé biếng ăn phải làm sao":
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ: Bé sẽ cảm thấy ngon miệng và hứng thú ăn hơn khi bữa ăn vui vẻ, thoải mái. Khi bé ăn ngoan mẹ nên khen ngợi bé. Mẹ không nên ép bé ăn khi bé không muốn ăn vì sẽ khiến bé có tâm lý sợ hãi, trốn tránh lần sau.
- Tập cho bé thói quen ăn uống khoa học: Mẹ nên sắp xếp các bữa ăn của bé hợp lý bằng cách chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Thời gian giữa các bữa cách nhau khoảng 2 tiếng và thời gian ăn cố định để bé quen với việc ăn đúng giờ. Đồng thời mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa chính. Khi bé ăn mẹ nên tắt ti vi, điện thoại để bé tập trung ăn uống.
- Đa dạng thực đơn: Nếu ngày nào bé cũng ăn cùng một món thì không có gì lạ khi bé chán ăn. Mẹ nên đa dạng hóa thực đơn, nấu cho bé nhiều món khác nhau. Điều này vừa giúp kích thích bé ăn ngon vừa đảm bảo cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
- Trình bày món ăn đẹp mắt: Trẻ con bị thu hút bởi các màu sắc rực rỡ và những hình ảnh ngộ nghĩnh. Vì thế mẹ có thể dành thêm chút ít thời gian để bày biện các món ăn đẹp mắt, thu hút. Như vậy bé sẽ hứng thú với việc ăn uống hơn.
- Cho bé tham gia nấu nướng: Tùy vào độ tuổi của bé, mẹ có thể giao cho bé các công việc nấu nướng thích hợp như nhặt rau, vo gạo. Khi thấy bữa cơm được nấu có phần công sức của mình bé sẽ ăn ngon miệng hơn rất nhiều.