Nhiệt kế bị vỡ và thủy ngân tràn vào miệng của cậu bé. Ngay sau khi quay trở lại giường và nhìn thấy cảnh tượng này, người mẹ đã rất lo sợ nhưng cô hoàn toàn bình tĩnh để xử lí tình huống.
Nhiệt kế là một loại dụng cụ y tế phổ biến trong các gia đình hiện nay. Nó thực sự hữu dụng và cần thiết trong việc kiểm soát thân nhiệt cho mọi thành viên trong nhà.
Tuy nhiên, dụng cụ nhỏ gọn này rất có thể trở thành tác nhân gây hại cho trẻ nhỏ, nhất là với các bé trong độ tuổi 1 – 3 tuổi vì độ tuổi này bé ưa thích khám phá. Thủy ngân trong nhiệt kế thủy ngân là một yếu tố độc hại. Một khi lớp thủy tinh của nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân trong tràn ra ngoài sẽ gây hại cho cơ thể con người. Trong những tình huống như vậy, nếu cha mẹ không có đủ kiến thức để xử trí, rất có thể con sẽ phải chịu hậu quả đau lòng.
Mới đây, tại Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc một cậu bé hai tuổi do mẹ không để ý nên bé đã vô tình cắn nhiệt kế, nuốt phải thủy ngân bên trong. May mắn là mẹ cậu bé đã biết cách xử lí kịp thời để cứu nguy cho con.
Xiong Weiju là cậu bé 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn. Hôm đó, cơ thể của Xiong Weiju có triệu chứng lên cơn sốt. Mẹ của Xiong Weiju đã nhanh chóng lấy nhiệt kế thủy ngân có sẵn trong nhà để cặp cho bé. Quả thật, cơ thể bé đang nóng lên khiến mẹ của Xiong Weiju rất lo lắng. Ở nhà một mình tự xoay sở với mọi chuyện nên cô rất bận rộn. Sau khi đo nhiệt độ cho con xong, mẹ của Xiong Weiju đã vội vàng đi lấy đồ ăn cho con mà quên mất việc phải cất chiếc nhiệt kế lên cao, tránh xa tầm tay của con.
Điều gì đến cũng phải đến, khi mẹ bận rộn chuẩn bị đồ ăn thì Xiong Weiju đã tò mò cho chiếc nhiệt kế vào miệng cắn thử. Nhiệt kế bị vỡ và thủy ngân tràn vào miệng của Xiong Weiju. Ngay sau khi quay trở lại giường và nhìn thấy cảnh tượng này, người mẹ đã rất lo sợ nhưng cô hoàn toàn bình tĩnh để xử lí tình huống.
Rất nhanh chóng, người mẹ trẻ lấy phần còn lại của chiếc nhiệt kế vỡ ra khỏi miệng con, hành động này chỉ làm trong vài giây. Sau đó, cô lập tức bế con mình tránh xa khỏi khu vực chiếc nhiệt kế bị vỡ để tránh cho con không hít phải thủy ngân và cô đưa con đến bệnh viện gần nhất để nhờ bác sĩ can thiệp.
Yang Guihua, phó giám đốc bệnh viện nhi đồng cho biết, sau khi cậu bé được đưa đến bệnh viện, bác sĩ đã quay phim định vị bụng và thấy rằng thủy ngân nằm trong dạ dày. Cậu bé phải nhập viện. Sau đó, bác sĩ đã yêu cầu cậu bé uống nhiều sữa hơn, vì sữa có chức năng thúc đẩy bài tiết thủy ngân thủy ngân và ngăn không cho thủy ngân hấp thụ vào cơ thể.
Khi tới bệnh viện, sau thời gian điều trị kịp thời, tình trạng của Xiong Weiju đã ổn định, các bác sĩ đã có lời khen ngợi tới cách làm của người mẹ. Các bác sĩ phân tích rằng, thực tế, nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế không quá đáng ngại vì nó có thể đào thải qua đường tiêu hóa. Điều tệ hại hơn là hít phải thủy ngân, khi đó mới nguy hiểm vì thủy ngân sẽ nhanh chóng được hấp thu qua đường hô hấp, qua các phế nang đi vào trong máu, thận, hệ thần kinh và dễ gây ngộ độc.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo, nếu ở nhà, mẹ không xác định được bé có bị dính nhiều thủy tinh trong miệng hay không thì không nên tự ý cho con uống sữa hay uống nước mà phải nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Bởi lẽ không giống như nuốt phải chất cấm khác, khi bé cắn vỡ chiếc nhiệt kế thủy tinh, những mảnh vỡ rất có thể còn vương lại trong miệng bé.
Bởi vậy cha mẹ không nên móc họng hoặc ép trẻ nôn ra. Cách làm đó có thể khiến các mảnh vụn thủy tinh làm trầy xước trong miệng và cơ thể bé. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước có thể làm trẻ nuốt thêm nhiều mảnh vụn thủy tinh, tăng nguy cơ bị thủng ruột.
Điều mà cha mẹ nên làm lúc đó là bế con tránh xa khu vực nhiệt kế vỡ để không hít phải thủy ngân và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ có nghiệp vụ và trang thiết bị để phán đoán tình hình và đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sẽ có rất nhiều nguy cơ nuốt phải các chất bất thường. Dưới đây là một vài lưu ý cho cha mẹ.
Quan sát biểu hiện của con
Trường hợp của Yang Guihua, mẹ cậu bé đã biết con mình nuốt phải thủy ngân nên dễ dàng phán đoán tình hình và có biện pháp xử lí. Tuy nhiên, có đôi khi cha mẹ cũng không chắc con mình vừa nuốt phải chất gì, bởi vậy, cha mẹ cần thu thập những thứ còn xót lại cạnh đó mang đến bệnh viện cùng với con để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Nếu con bạn đã mất ý thức hoặc ngừng thở, bạn nên thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu cần thiết, đồng thời gọi cấp cứu ngay lập tức để đưa con đến bệnh viện. Nếu trẻ tỉnh táo, không gây nôn hãy cho trẻ uống nhiều sữa hoặc nước, sẽ có vai trò làm loãng chất độc và bảo vệ thực quản và niêm mạc đường tiêu hóa để ngăn ngừa tổn thương thứ phát không cần thiết. Ngay sau đó, vẫn phải đưa con đến viện để kiểm tra.
Ngăn chặn không để những tai nạn đáng tiếc ấy xảy ra
Điều quan trọng hơn cả chính là việc ngăn không để trẻ tiếp xúc với nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 – 3 tuổi, chúng càng cần phải cẩn thận hơn khi chăm sóc. Hãy để tránh xa khỏi tầm tay trẻ những vật dụng có thể gây hại. An toàn là rất quan trọng đối với trẻ em. Là cha mẹ, chúng ta phải làm tốt công việc trong lĩnh vực này, để đảm bảo trẻ em lớn lên khỏe mạnh và an toàn.
Nhìn chung, nhiệt kế là thứ đồ không thể thiếu được trong các hộ gia đình nhưng để đảm bảo an toàn, các gia đình có trẻ nhỏ nên thay nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử. Bởi vì nhiệt kế điện tử không chỉ đo độ nhanh chóng, thuận tiện mà còn an toàn với con người và môi trường xung quanh.