Sai lầm trong việc cho con ăn dặm từ lúc 5 tháng khiến bé gặp phải nguy hiểm. Cha mẹ nào cũng phải lấy đó làm kinh nghiệm.
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con lớn lên được khỏe mạnh. Vì thế luôn chăm sóc chu đáo, đặc biệt là vấn đề ăn uống của bé. Tuy nhiên, tùy từng độ tuổi mà có thức ăn phù hợp cho con, nếu dùng sai có thể mang đến những nguy hại nghiêm trọng như trường hợp bé gái dưới đây.
Yangyang (Trung Quốc) là một đứa trẻ rất hoạt bát và sôi nổi. Tuy nhiên, khi được hơn 1 tuổi, cô bé đã phải nhập viện và được chẩn đoán mắc ung thư. Lý giải về trường hợp đứa trẻ 1 tuổi đã mắc ung thư, các bác sĩ cho biết họ tìm thấy hàm lượng muối trong thận bé quá nhiều. Điều đó làm tăng gánh nặng cho thận dẫn tới bị ung thư.
Cũng theo chia sẻ từ cha mẹ của YangYang, ngay từ khoảng 5 tháng tuổi, cha mẹ đã bắt đầu bổ sung cho bé món cháo trứng gà mỗi ngày. Tuy nhiên, khi nêm nấu món cháo thấy nó quá nhạt nên bố mẹ bé đã cho thêm muối vào món ăn của bé. "Tôi nghĩ rằng muối là gia vị rất cần thiết cho cơ thể, giúp bé có đủ >sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật" - Bố bé cho biết.
Khi nào nên cho muối vào món ăn của trẻ?
Theo các chuyên gia, Natri và Clo (thành phần chủ yếu của muối) là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa, dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thực chất, nhu cầu natri của trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi không cao. Trong khi đó, trong thành phần sữa mẹ, sữa công thức bổ sung hay trong các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả đã có sẵn lượng natri nhất định. Lượng natri này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn ăn dặm. Do đó, không cần thiết phải cho thêm muối vào đồ ăn của trẻ.
Trước thực tế nhiều người cho rằng, việc nêm một chút gia vị sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn so với việc cho trẻ ăn nhạt, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, quả thực, việc ăn nhạt quá có thể khiến trẻ biếng ăn. Do đó, nếu cha mẹ cảm thấy thực sự cần thiết, có thể nêm một chút muối vào đồ ăn của trẻ với độ mặn chỉ bằng 1/3 hay 1/4 so với thức ăn của người lớn.
Trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối thường dao động trong khoảng 1g/ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, lượng muối có thể tăng lên 1,5g/ngày. Trẻ 4-8 tuổi là 1,9g/ngày và tăng lên 2,2g/ngày trong khoảng từ 9-13 tuổi. Với những trẻ từ 14-18 tuổi, lượng muối cần thiết mỗi ngày khoảng 2,3g là đủ.
Theo các chuyên gia >dinh dưỡng, khi trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng natri thừa trong các thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cho thêm các loại gia vị, nhất là muối ăn vào thức ăn của trẻ, lâu dần sẽ khiến cơ thể trẻ bị “quá tải”, gây áp lực lên thận. Mặt khác, việc bố mẹ nêm nhiều muối trong giai đoạn cho >trẻ ăn dặm sẽ tập cho bé thói quen ăn mặn. Điều này thực sự không tốt khi lớn lên trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp về sau.
Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc hạn chế hàm lượng muối trong các đồ ăn tự nấu cho trẻ tại nhà, bố mẹ cũng nên lưu ý đọc kỹ thành phần trong các loại thực phẩm ăn dặm chế biến sẵn, được sản xuất công nghệp vì trong một số loại thực phẩm thường có hàm lượng muối rất cao.
Chẳng hạn, trong sữa bò có hàm lượng muối cao hơn so với sữa mẹ và sữa công thức. Trong khi đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất lại thấp hơn. Vì vậy, đối với trẻ dưới 1 tuổi, không nên uống sữa bò để tránh tình trạng dư thừa muối trong cơ thể. Ngoài ra, các loại hải sản có vỏ, đường, mật ong, thức ăn đóng hộp cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế cho trẻ nhỏ ăn để đảm bảo không gây hại cho cơ thể.