Dưới đây là thông tin chi tiết cân nặng của trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0-6 tháng do bác sĩ của Viện dinh dưỡng cung cấp.
Theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh thường xuyên trong những tháng đầu đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi bà mẹ. Cân nặng thay đổi thông báo tình hình >sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Nếu mẹ cảm thấy có sự thay đổi bất thường nào về cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ cần thông báo với bác sĩ y tế ngay lập tức để xác định chính xác tình hình sức khỏe bé.
"Trẻ sơ sinh" là cụm từ để chỉ trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi, tức là kể từ khi bé rời bụng mẹ cho đến hết 6 tháng đầu đời. Trong 6 tháng đầu đời này, sự thay đổi rõ rệt và trông thấy nhất ở trẻ sơ sinh chính là cân nặng.
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng lúc mới chào đời từ 3,2 - 3,8 kg. Đến khi bé được 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng gấp đôi trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng tùy vào sự phát triển của bé trai hay bé gái và từng bé sẽ có những cân nặng khác nhau.
Để tiến hành đo cân nặng của trẻ sơ sinh cha mẹ nên lưu ý:
- Nên đo cân nặng của trẻ sơ sinh vào buồi sáng để chính xác nhất.
- Theo dõi cân nặng của bé trong vòng 12 tháng đầu đời.
- Khi cân trẻ sơ sinh nên đặt bé nằm ở tư thế nằm ngửa để an toàn.
- Nên cân trước khi bé ăn và sau khi bé đi tiểu. Lược bỏ bớt quần áo, tã lót để chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh được chính xác.
- Không nên so sánh cân nặng của trẻ sơ sinh nhà mình với trẻ thông thường khác bởi mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Cách chính xác nhất để xem bé có khỏe mạnh hay không chính là dựa vào cân nặng và sự phát triển các kĩ năng thông thường khác. Việc này nên được các bác sĩ Nhi khoa chẩn đoán.
- Bảng chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh do WHO đưa ra là chỉ số đo đạt trong thống kê tăng trưởng dân số thể hiện mức độ tương đối của cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó.
Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam 2018 (từ 0-6 tháng tuổi - đơn vị kg) được bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ. Bảng được dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam trong năm nay.
Lưu ý: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn. Ngoài mức chuẩn (M) thì WHO đánh dấu các mức lệch chuẩn theo cấp độ từ 1 đến 3, dấu - là thiếu cân và dấu + là thừa cân.
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, -2SD và +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân, -3SD và +3SD là suy >dinh dưỡng hoặc béo phì, cần có biện pháp can thiệp.
*Thông số do bác sĩ Lê Quang Hào cung cấp