Thừa cân béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường...
Trong đó hệ xương khớp là một trong những bộ phận chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
Tình trạng thừa cân và béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của >sức khỏe. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là ở trẻ em, bên cạnh một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy >dinh dưỡng.
Chẩn đoán thừa cân và béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dùng chỉ số nhân trắc học dựa vào chiều cao và cân nặng, đó là chỉ số cơ thể (BMI) tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m), và phân ra các mức độ như sau: BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy; BMI từ 18,5 - 24kg/m2: bình thường; BMI từ 25 - 30: kg/m2: thừa cân và BMI trên 30kg/m2: béo phì. Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á. Gần đây với các kỹ thuật đo thành phần cơ thể hiện đại như đo bằng máy hấp thụ năng lượng kép sử dụng tia X (DEXA) cho phép xác định chính xác khối mỡ, khối nạc, khối xương toàn thân, giúp ích nhiều cho chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên chưa được phổ biến rộng rãi.
Đối với trẻ em, thiếu niên (từ 2 - 20 tuổi) có thể tính chỉ số BMI và đối chiếu với bảng dưới đây:
Thừa cân và béo phì gây hậu quả chung lên cơ thể
Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:
Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.
Hệ hô hấp: giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.
Hệ nội tiết, chuyển hóa: tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
Tác động về tâm sinh lý: tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.
Một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, vú...
Những ảnh hưởng
Ảnh hưởng của béo phì bộc lộ ngay từ khi còn trẻ như đi lại chậm chạp hơn, thường bị bạn bè cùng lứa chế giễu, làm cho >trẻ béo phì ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình.
Khung xương bị tổn thương: sự dư thừa thể trọng khiến bộ xương của đứa trẻ béo phì bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình: 80% số trẻ em bị vẹo đầu gối hay vẹo xương chày là những trẻ béo phì; đối với trẻ bị hoại tử dần đầu xương đùi, chủ yếu ở các bé trai, tỉ lệ đó là từ 50 - 70%. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân. Bệnh Blount là một rối loạn phát triển của xương ống chân (xương chày), trong đó chân thấp hơn quay vào trong, giống như một vòng cung. Bệnh Blount được cho là do ảnh hưởng của trọng lượng. Phần bên trong của xương ống chân, ngay dưới đầu gối, không phát triển bình thường, liên quan với béo phì và đi bộ sớm. Triệu chứng một hoặc cả hai cẳng chân quay vào trong. X-quang đầu gối và cẳng chân giúp khẳng định chẩn đoán. Điều trị bằng nẹp được sử dụng cho trẻ em phát triển biến dạng nghiêm trọng trước khi 3 tuổi. Nếu nẹp không hiệu quả, hoặc nếu vấn đề không được chẩn đoán cho đến khi trẻ lớn hơn, phẫu thuật thường là cần thiết. Phẫu thuật có thể liên quan đến việc cắt xương ống chân để đặt nó vào vị trí thích hợp. Lần khác, phẫu thuật được thực hiện để hạn chế sự tăng trưởng của nửa ngoài của xương ống chân. Điều này cho phép tăng trưởng tự nhiên của đứa trẻ để đảo ngược quá trình cong. Thất bại trong việc điều trị bệnh Blount của có thể dẫn đến biến dạng ngày càng tăng. Điều kiện có thể dẫn đến sự khác biệt về độ dài chân, có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị. Bệnh Blount của có thể trở lại sau khi phẫu thuật, đặc biệt là ở trẻ em.
Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ em thừa cân và béo phì đó là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi (slipped capital femoral epiphysis) gây tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay vào trong (coxa vara). Trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi xảy ra do đầu trên xương đùi bị trật khỏi vị trí bình thường ở hốc hông. Rối loạn này thường xảy ra ở trẻ em từ 11 - 16 tuổi, phổ biến hơn ở trẻ em trai và người thừa cân. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, nếu không được điều trị, đầu xương đùi có thể bị hoại tử do bị gián đoạn nguồn cung cấp (hoại tử vô mạch). Triệu chứng: đau đầu gối, đau hông, chân hướng ra ngoài khi di chuyển, cứng hông, hạn chế chuyển động hông, đi lại khó khăn, đi bộ với một chân. Chẩn đoán: hỏi bệnh sử và khám thực thể; chụp X-quang. Điều trị: giảm cân, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật là cần thiết để khắc phục các khiếm khuyết.
Thoái hóa khớp, đau thắt lưng: khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nếu có bệnh đái tháo đường đi kèm thì các triệu chứng đau mỏi cơ xương khớp càng rầm rộ hơn do thoái hóa khớp và do tổn thương thần kinh ngoại biên.
Điều trị béo phì ở trẻ em
Nguyên tắc chung là giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên, trẻ em là một cơ thể đang phát triển nên việc điều trị phải hết sức chuyên nghiệp để không thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Mục tiêu điều trị béo phì của trẻ không phải chỉ là giảm cân. Trái lại nếu giảm cân không đúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có những mục tiêu điều trị khác nhau. Thứ tự ưu tiên như sau:
Mục tiêu quan trọng nhất là thay đổi hành vi về ăn uống và tăng cường lối sống năng động.
Mục tiêu tiếp là điều trị những biến chứng (nếu có).
Mục tiêu sau cùng mới là giảm cân. Tốc độ giảm cân thích hợp là khoảng 500g mỗi tháng. Tùy từng trường hợp sẽ có những mức độ và mục tiêu giảm số lượng cân nặng khác nhau.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ