Ăn tôm cua khiến bé gái 5 tuổi bị sán lá phổi nguy kịch - bất cứ ai cũng nên dành 1 phút để đọc ngay bài này!
Bé gái 5 tuổi bị sán lá phổi nguy kịch do mẹ cho ăn món quen thuộc này mỗi ngày
Bé gái tên B.T.A quê ở tỉnh Hòa Bình, tuy chỉ mới 5 tuổi nhưng cháu đã phải nhập viện trong tình trạng khó thở nhiều, bụng trướng hơi và được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm sán lá phổi, sán lá gan lớn khiến cho cả phổi và gan đều tổn thương nghiêm trọng.
Được biết, khi ở nhà mẹ hay cho cháu ăn các loại động vật như: tôm, mực, cua… Đặc biệt là gạch cua với mong muốn bồi bổ >sức khỏe, giúp cháu tăng cân và có thể trạng tốt.
Nhưng không ngờ chính sự bồi bố này vô tình khiến đã dẫn đến căn bệnh đau đớn này cho con.
Theo bác sĩ Phùng Xuân Hách, gần đây bệnh viện tiếp nhận khá đông các trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng như vậy chứ không riêng gì bé A và các bệnh do chúng gây ra đều được cảnh báo rất nguy hiểm nên mọi người cần biết mà phòng ngừa.
Cách tốt nhất để phòng bệnh đó là những ai có thói quen ăn đồ sống, đồ tái thì nên bỏ ngay, thay vào đó phải nghiêm túc thực hiện việc ăn chín uống sôi để tránh rước các ký sinh trùng nói riêng và bệnh tật nói chung.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh ăn cua đá vì đây là thực phẩm được cho là có nguy cơ gây bệnh sán lá phổi cao nhất.
Đồng thời, hạn chế ăn mắm cua, gạch cua, uống nước cua sống và khi nghi ngờ cơ thể đã mắc bệnh cần đến cơ sở y tế điều trị ngay để tránh hại mình hại người.
Theo bác sĩ, trường hợp của bé gái rất có thể do mẹ cho ăn tôm, cua chưa nấu chín kỹ, mầm giun sán vẫn chưa tiêu diệt được chúng đi vào cơ thể và sinh sổi nảy nở ở phổi, gan gây viêm gan, suy gan, viêm phổi nặng.
Lưu ý khi cho >trẻ ăn tôm cua
Khi chọn mua tôm cho bé, bạn nên mua loại tôm đồng, đó là loại tôm tự nhiên. Tôm nuôi thường có dư lượng kháng sinh cao, không tốt cho bé. Ngoài ra, với loại tôm đồng, bạn có thể chế biến cho bé ăn cả vỏ bằng cách rửa sạch, bỏ đầu và đuôi, bỏ phần phân ở đầu tôm sau đó đem luộc hoặc hấp, để nguội, xay nhuyễn rồi nấu bột hoặc cháo cho bé ăn.
Đó là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bé. Mẹ cũng không sợ bé bị hóc bởi khi nấu lên vỏ tôm đã xay rất mịn không thể phân biệt được đâu là vỏ tôm và đâu là thịt tôm.
Khi chọn tôm, bạn cũng lưu ý nên chọn tôm còn sống, bơi lội, tuyệt đối không mua tôm đã có mùi khó chịu, mềm nhũn, đầu bị tách khỏi thân, bị nhớt, đó là loại tôm đã hỏng, cho trẻ ăn dễ bị ngộ độc.
Nếu không mua được tôm đồng, bạn có thể mua tôm sú, tôm càng xanh nhưng khi chế biến nên lưu ý bóc vỏ, chỉ lấy thịt sơ chế thành nhiều món cho bé ăn.
Người bị dị ứng không nên ăn tôm: Những người bị dị ứng với tôm, nhất là trẻ nhỏ không nên ăn tôm. Bởi khi ăn tôm, những người này thường bị nổi nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa.
Những mảng mày đay thường thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng tuần. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ.
Không ăn tôm với rau, củ quả chứa vitamin C: Nhiều người thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt.
Các loại rau củ quả chứa vitamin C sẽ làm asen hóa trị 5 trong tôm chuyển thành asen hóa trị 3 (thạch tín), một chất độc hại đối với cơ thể, có thể gây chết người.