Sữa chua vốn là món ăn yêu thích, bổ dưỡng với trẻ nhỏ, thế nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ ăn quá nhiều thực phẩm này có thể bị bệnh răng miệng và béo phì.

06:00 30/12/2019

Tác hại khi ăn quá nhiều sữa chua

Sữa chua có nhiều lợi ích đối với >sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Sữa chua là nguồn protein và probiotic vô cùng dồi dào, chưa kể còn là món ăn ngon và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, tránh dùng quá nhiều sữa chua. Tốt nhất là không nên ăn quá 2 hộp mỗi ngày.

Các sản phẩm sữa chua hiện nay được cho là có hàm lượng đường cao, trẻ ăn quá nhiều có nguy cơ bị sâu răng và béo phì (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều sữa chua gây sâu răng

Trang Trí thức trẻ (Afamily) dẫn nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ ăn quá nhiều sữa chua hay phô mai sẽ tăng nguy cơ sâu răng.

Theo đó, một chuyên gia Nhật Bản khảo sát sức khỏe răng miệng cho trẻ sơ sinh và những người cho trẻ em ăn sữa chua ít nhất 4 lần một tuần và những trẻ em ăn sữa chua 1 lần 1 tuần và không ăn, sau 3 năm, kết luận thu được là, nhóm trẻ thứ nhất có nguy cơ sâu răng cao hơn nhóm trẻ thứ hai 22%.

Ăn quá nhiều sữa chua gây béo phì

Cũng theo Trí thức trẻ (Kênh 14), mặc dù sữa chua có tác dụng cân bằng trọng lượng cơ thể, nhưng đó là trong trường hợp chúng ta ăn một lượng vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì, bởi trong thành phần của các loại sữa chua hiện nay có chứa khá nhiều đường, nếu lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.

Còn PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó Viên trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa chua là loại “thuốc quý” giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các loại vi khuẩn có lợi là lactobacillus Acidophilus và bifido bacterium.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ sữa chua là một món ăn bổ dưỡng tự nhiên nhưng nếu lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hằng ngày, nhất là cho trẻ dưới 1 tuổi nói riêng và trẻ nói chung có thể dẫn đến những hậu quả mà tiêu biểu là chứng béo phì ở trẻ, rối loạn tiêu hóa và thậm chí gây xơ vữa động mạch, gây ra các bệnh tim mạch.

Theo Phương Vũ/ Gia đình Việt Nam