Một trong những nguyên nhân của dậy thì sớm ở trẻ đến từ loại thực phẩm mà trẻ được sử dụng hàng ngày. Vậy nên, phụ huynh cần chú ý cho con ở giai đoạn tuổi này tránh xa những thực phẩm dưới đây.
1. Thực phẩm chiên, rán
Những đồ ăn chiên rán mặc dù là món khoái khẩu của trẻ nhỏ, thế nhưng những thực phẩm này khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên... sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.
2. Đồ ăn nhiều muối
Hơn nữa, nếu thường xuyên ăn những món ăn chứa nhiều muối cao sẽ kích hoạt hormone có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dễ dẫn đến cơ thể dậy thì sớm cho trẻ em.
3. Thịt cổ gia cầm
Các loại thịt vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng... có chứa nhiều thuốc tăng trọng mà những chất này sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu khi gia cầm ăn vào.
Nếu mẹ chế biến cho trẻ đang tuổi dậy thì ăn nhiều thịt cổ gia cầm thì tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn.
4. Nội tạng động vật
Thành phần trong các loại nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol chính là thủ phạm khiến trẻ mắc bệnh béo phì, nhiễm bệnh mỡ nhiễm máu, ảnh hưởng nghiêm trọng >sức khỏe mà rất ít người biết.
Những món ăn này cũng tạo hiện tượng dậy thì sớm sẽ xuất hiện khi cơ thể dung nạp những món ăn có tính chất "kích thích" phát triển ở mức độ cao khiến cho trẻ dễ mắc bệnh dậy thì sớm.
5. Rau quả trái mùa
Các loại rau củ trái mùa như mùa đông có dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua đều chứa các chất độc hại tồn dư trong các loại rau củ từ việc trồng rau quả trái mùa, sử dụng để ép trái cây phải chín, việc này tạo ra nguy cơ dậy thì sớm khi trẻ em ăn các loại rau củ này.
6. Nước ngọt có ga
Trong nước ngọt có ga có rất nhiều đường sucrose, glucose hoặc xi-rô bắp từng bị xem là thức uống không lành mạnh cho trẻ em và cả người lớn.
Hơn nữa, nước ngọt có ga thường có chỉ số glycemic cao hơn các loại nước trái cây tự nhiên.
Theo giải thích của các nhà khoa học về >dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều glycemic thường làm tăng mức insulin trong cơ thể và có khả năng làm tăng sự tiết các hormone khiến thiếu nữ có kinh nguyệt sớm.
7. Mật ong
Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với trẻ nhỏ các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc phụ huynh nên hạn chế cho dùng mật ong vì chúng chứa rất nhiều chất estrogen.
Đó là một chất đóng vai trò phát triển giới tính, cơ quan sinh dục cho phái nữ, nó cũng giúp phụ nữ có đặc tính như giọng nói thanh, vai nhỏ, bầu vú phát triển to và chắc, làn da mịn màng,…
Cha mẹ nếu cho con gái uống quá nhiều mật ong, uống hàng ngày và uống liên tục bé sẽ dậy thì sớm, có khi mới 4,5 tuổi ngực đã phát triển giống như người lớn.
8. Thuốc bổ, thực phẩm chức năng
Nhiều phụ huynh thường tin vào những lời quảng cáo, tự tiện mua thuốc bổ dạng vitamin tổng hợp cho bé uống mà không qua chỉ thị của bác sĩ.
Thậm chí mua cho trẻ uống để trẻ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh nhưng điều này sẽ làm cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm.
Đây là một quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.
Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, các mẹ cần lưu ý như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích... hay thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo có hàm lượng đường cao, muối cao...
Khuyến khích con tập thể dục 1 tiếng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... để có một cơ thể phát triển toàn diện, cân đối và hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như xương phát triển vững chắc.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với estrogen và testosterol, nước hoa, son phấn, mỹ phẩm, nước thơm xịt phòng.
Khi con trẻ có dấu hiệu bất thường như cao đột ngột, ngực to nhanh, xuất hiện lông mu, lông nách... cha mẹ nên đưa đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời.