Những thói quen tưởng chừng vô hại của các bậc cha mẹ sẽ để lại rất nhiều hệ lụy đến não bộ của con mà nhiều người không hề hay biết.

05:30 03/01/2018

Những thói quen ảnh hưởng đến não bộ của trẻ
Thử nghĩ lại xem trong ngày hôm nay bạn có làm những hành động này với con không?

- Thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: trẻ đang năm được bế thốc dậy, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống...

- Bỗng dưng khi vui vẻ, bế thốc trẻ tung lên cao và hạ xuống.

- Đung đưa võng, hoặc nôi để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

- Để con lên chân và chơi trò chơi: "Máy bay cất cánh"...

- Bế trẻ nằm ngửa đung đưa, lắc qua lắc lại cho trẻ dễ ngủ hoặc nín khóc...

Nếu câu trả lời là có thì bạn cần thay đổi thói quen rung lắc trẻ sai lầm này.

Ngoài thói quen rung lắc cha mẹ cũng cần kiểm tra lại xem mình có mắc những hành động dưới đây với con hay không nhé:

 
Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ

Tại sao con kém thông minh ngay cả khi bạn đã truyền dạy kiến thức cho con? Vì một số cha mẹ thể diện, vì muốn con hơn người nên truyền dạy con những kiến thức trước tuổi. Thậm chí không muốn con “tự mãn” nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng. Nhưng một khi trẻ không có năng lực đạt được những mục tiêu, những kiến thức ấy, bị thất bại trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng, càng ngày càng tự ti về bản thân.

Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách

Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.

Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ. Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn.

Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no

Chắc rằng cha mẹ không thể ngờ con ăn quá nó cũng dẫn đến con kém thông minh nhỉ. Nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn quá no thì tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh. Cho nên, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất vào bữa sáng là tốt nhất, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.

Cha mẹ thức khuya, trẻ cũng thức khuya

Trẻ thường xuyên thức khuya cùng cha mẹ sẽ khiến giấc ngủ không đủ nên làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến >sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì…cũng xuất hiện. Hệ quả thói quen của cha mẹ làm con kém thông minh hẳn đi.

Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng.

Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày

Trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại,... Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với những thiết bị này từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Cho con nhìn vào màn hình quá nhiều không những dễ khiến trẻ ù lì, chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm, thiếu tập trung, có cảm giác hay buồn phiền và cô lập.

Cha mẹ hút thuốc lá

Mặc dù trẻ không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thải từ người hút thuốc lá khác còn độc hại hơn gấp nhiều lần. Tiếp xúc với khí cabonic từ khói thuốc trong một thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào não.

Để con không bị ảnh hưởng não bộ, các cha mẹ hãy dừng ngay những hành động này bắt đầu từ hôm nay nhé. Đừng để vị một hành động nhỏ mà hối hận cả đời.

Theo Hải Hà/Khỏe & Đẹp